VỚI HSX
- Mở rộng hoạt động tín dụng HSX một cách vững chắc: Dựa vào Nghị
định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ để mở rộng cho vay, nâng dần số lượng cho vay HSX, có thể thông qua tổ vay vốn, hợp tác xã,... tiếp cận HSX mới tập trung ở khóm 5, khóm 6 và các xã như: Tân Hội, Tân Hòa, Tân Ngãi và Trường An Ngoài ra áp dụng phương thức chuyển tải vốn đến HSX thích hợp trong từng giai đoạn, phù hợp với từng gia đình thông qua tổ vay vốn sẽ làm giảm bớt tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng. Tổ vay vốn phải có trách nhiệm lập và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, tổ chức bình xét nhu cầu vay vốn của từng thành viên đồng thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đôn đốc các thành viên trong tổ trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Phương chuyển tải này tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc chuyển tải vốn đến HSX sẽ thúc đẩy được phong trào hợp tác hóa trong sản xuất kết hợp với việc chuyển giao kỷ thuật làm dậy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy hình thành hợp tác mới và tường bước hoàn thiện mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.Bên cạnh đó phải nâng cao vai trò của tổ vay vốn trong cho vay HSX: tăng cường vai trò giám sát vốn vay của tổ sẽ làm giảm đáng kể hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích, tránh thất thoát vốn. Đẩy mạnh công tác thành lập tổ trên cơ sở nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản tình hình
xxvii
hộ, đẩy mạnh công tác cho vay qua tổ đáp ứng nhu cầu vốn của hộ nông dân, quan tâm đúng mức, khai thác hết năng lực, đến tận thôn, xã, thị trấn trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó tổ chức theo dõi, chấn chỉnh việc sinh hoạt thường kỳ của các tổ vay vốn đã thành lập kết hợp với phổ biến các quy định thể lệ của ngân hàng, các kinh nghiệm quản lý cho hộ viên để việc sản xuất mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định cuộc sống, đãm bảo an toàn vốn tín dụng.
- Tăng tỷ lệ vốn đầu tư trung và dài hạn: Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung hạn dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Dẫu cho vay trung dài hạn sẽ kèm theođó là rủi ro cho ngân hàng nhưng bù lại ngân hàng sẽ được nhiều lợi nhuận, giảm được chi phí hoạt động tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Chính vì thế trong tương lai ngân hàng cần tăng cường đầu tư trung dài hạn với những khách hàng tiềm năng, vì nhu cầu này trong người dân là còn khá lớn giúp cho ngân hàng tăng trưởng tín dụng, cũng như tăng thêm thu nhập.Nhưng đò hỏi yêu cầu cao trong công tác thẩm định dự án và đánh giá khách hàng, nếu phát sinh sơ suất thì rủi ro xảy ra cao.
- Khuyến khích cán bộ đưa ra quyết định cho vay trên cơ sở tình hình
sản xuất, hiệu quả dự án, uy tín khách hàng hơn là chỉ dựa vào giá trị tài
sản đảm bảo. Cán bộ tín dụng cần xem tài sản đảm bảo chỉ như là một biện
pháp bảo đảm nợ vay, không nên coi đó là yếu tố chính để đưa ra quyết định cho vay, mà cần xem xét tất cả các mặt như khả năng trả nợ, hiệu quả dự án, phương án sản xuất vì chính những yếu tố này mới là điều kiện đảm bảo cho các khoản vay, trong trường hợp xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn, rất khó có thể phát mãi tài sản nhanh và ít tốn kém chi phí trong tình hình hiện nay. Mặt khác, nếu đánh giá tốt hiệu quả dự án, phương án sản xuất khả thi và uy tín khách hàng, ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp đối với những đối tượng khách hàng uy tín cao nhằm mở rộng quy mô tín dụng, mang lại nhiều lợi nhuận với ít rủi ro hơn cho ngân hàng.
- Giảm bớt khối lượng trong công việc của cán bộ tín dụng: Hiện nay
tại NHNo&PTNT chi nhánh TPVL thì một CBTD phải kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc khác nhau từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định tín dụng, lập hồ sơ vay vốn, nhập thông tin vào hồ sơ vào phần mềm, soạn thảo báo cáo,… đặc biệt còn phải theo dõi từng khách hàng nhằm đảm bảo thu hồi nợ. (Dư nợ trên mỗi CBTD 3.698 triệu đồng tăng 3,53 % so với năm 2013). Nếu được chia sẻ bớt công việc cho bộ phận kế toán như: theo dõi và thu lãi khách hàng,..) như vậy công việc của CBTD nhẹ đi phần nào công việc. Chất lượng cán bộ thẩm định mà cụ thể là cán bộ tín dụng sẽ được nâng cao, công tác thẩm định sẽ ít bị sai sót cũng như hạn chế được khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
xxviii
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Với phương châm “đi vay để cho vay”, vừa kinh doanh vừa phục vụ nên Ngân hàng đã thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc của bà con nông dân, giúp cho người dân tránh được tình trạng cho vay nặng lãi, yên tâm chăm lo sản xuất. Tuy nhiên tình hình cung cấp vốn vay đáp ứng nhu cầu sản xuất của hộ nông dân hiện nay như thế nào với tiềm lực tài chính của ngân hàng.
Đề tài đã phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2011- 2013 cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả với lợi nhuận cao nhất vào năm 2012. Ngân hàng cần đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho người dân cũng như góp phần tăng thêm thu nhập không tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm đã làm chứng tỏ ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động của mình. Cùng với sự tăng lên của vốn huy động đó là sự tăng lên của vốn điều chuyển cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của bà con, ngân hàng càng có nhiều biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi trong người dân.
Phân tích tình hình cho vay HSX tại NHNo&PTNT chi nhánh TPVL trên một số mặt tỷ trọng cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và đánh giá chất lượng qua một số chỉ tiêu tài chính tuy chưa toàn diện và còn thiếu sót như: chưa đánh giá hoạt động cho vay hộ sản xuất phân theo tài sản đảm bảo, phân theo địa bàn. Mặc dù qua 3 năm DSCV HSX và tổng dư nợ HSX chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số của ngân hàng, có thể nói công việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với HSX còn thấp, kéo theo dư nợ cũng giảm theo. Nhưng hệ số thu nợ luôn cao năm sau cao hơn năm trước, nợ xấu giảm qua các năm chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng đang được triển khai rất tốt, chất lượng được nâng cao. Tuy hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng ở năm 2011 vượt mức thông lệ3%, nhưng đến năm 2012 và 2013 ở mức 0,70% biểu hiện là nợ xấu năm 2013 giảm 78,59% so với năm 2011 và 26,76% so với năm 2012.Ngân hàng kiểm soát ở mức dưới 3%. DPRRTD luôn được ngân hàng trích lập đầy đủ, tỉ lệ DPRRTD và khả năng bù đắp RRTD luôn ở mức an toàn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả. Hệ số khả năng mất vốn của ngân hàng dưới 1% phù hợp với quy định của HSX đề ra cho chi nhánh.Dư nợ trên mỗi CBTD luôn tăng qua mỗi năm đó là điều đáng mừng nhưng CBTD cần phải hết sức thân trọng và luôn quan tâm đúng mức vì đây là nguồn thu chính của ngân hàng, việc đầu tư phải cần có chọn lọc không được dàn trải.
xxix
Trên cơ sở phân tích, ngoài việc mở rộng cho vay là một vấn đề cấp thiết, tăng thu nhập cho Ngân hàng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với ý nghĩa đó, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX. Tuy nhiên, những giải pháp đề ra còn khái quát và tính khả thi chưa cao nhưng với định hướng đúng đắn và sự nỗ lực cố gắng của ngân hàng sẽ ngày càng mở rộng cũng như từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế HSX nói riêng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
xxx
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Mai Văn Nam, 2008, Giáo trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế. Đại học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2006. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng.
Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
6. Lê Đức Thúy, 2005, Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù họp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống. Ngân hàng nhà nước.
7. Nguyễn Minh Tiến, 2005. Giáo trình ngân hàng thương mại.<http://doanhnhanhanoi.net/66803/khai-niem-chat-luong-tin-dung-cua- ngan-hang-thuong-mai.html>.[Ngày truy cập 20 tháng 04 năm 2014].
8. Chính phủ. Năm 2005, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội, tháng 4 năm 2005 [19/3/2014].
9. NHNo&PTNT. Năm 2010, Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.Hà Nội [20/4/2014].
10. Ngân hàng Nhà Nước. Năm 2005, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
thống đốcNHNN Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân Hàng của Tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 4 năm 2005 [20/4/2014].