Doanh số cho vaytheo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 46)

Phân tích DSCV theo thời hạn chỉ cho chúng ta biết được tỉ trọng giữa cho vay ngắn hạn với trung dài hạn để ta cân đối được tỉ trọng này ở mức hợp lý đảm bảo lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất cho Ngân hàng mà không cho chúng ta biết các nguồn vốn này sử dụng để đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nào. Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là rất quan trọng trong công tác cấp tín dụng tại Ngân hàng vì đối tượng đầu tư của khách hàng có thể đem lại lợi nhuận cũng như mức độ rủi ro khác nhau. Chúng ta biết được hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng chính là hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, và ngược lại rủi ro của khách hàng cũng chính là rủi ro của Ngân hàng. Chính vì vậy phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề cụ thể là mục đích sử dụng vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một Ngân hàng nào. Biết được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng giúp Ngân hàng có thể giải thích được thực trạng cấp tín dụng trong thời gian qua từ đó đề ra cơ cấu cấp tín dụng theo ngành nghề một cách hợp lý hơn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốntừ năm 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 84.542 30.323 24.702 -54.220 -64,13 -5.621 -18,54 Trồng trọt 54.212 36.402 23.968 -17.810 -32,85 -12.434 -34,16 Tổng 138.754 66.725 48.670 -72.029 -51,91 -18.055 -27,06

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanhNHN0&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

Chăn nuôi: DSCV ngành chăn nuôinăm 2011 đạt 84.542 triệu đồng. Trong năm này người dân vay vốn nhiều hơn để thực hiện chủ trương của tỉnh nhà về việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung để có điều kiện kiểm soát tốt dịch bệnh, thực hiện tốt các dự án phục vụ

vi

phát triển hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Ngoài ra, ngành NHNo& PTNT tỉnh cũng tăng cường các biện pháp hỗ trợ chăn nuôi theo hướng thâm canh, lai tạo đàn gia súc, gia cầm chất lượng tốt; đồng thời, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi mới đến người dân. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể nên các hộ chăn nuôi yên tâm vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập. Nhưng đến năm 2012 doanh số này giảm 64,13% so với năm 2011. Con số này tiếp tục giảm xuống 18,54% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do diễn biến của tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng của thông tin về những chất cấm trong chăn nuôi đã làm cho giá cả giảm xuống mức thấp hơn giá thành sản xuất và tình hình tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi sụt giảm nghiêm trọng trong khi đó giá cả các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y vẫn ở mức cao nên người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Theo nhận định của ngành chức năng, thời gian tới đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp và các yếu tố ngoại cảnh hiện đang rất thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do đàn gia súc, gia cầm có xu hướng phát triển chậm lại do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh xảy ra tràn lan trong tỉnh,giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành, người chăn nuôi bị thua lỗ nên không mạnh dạn đầu tư làm cho số lượngđàn heo, bò, gia cầm toàn tỉnh có xu hướng giảm mạnh so cùng thời điểm năm trước.Vì vậy, do thua lỗ quá nhiều người dân không có tiền để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng nên ngân hàng hạn chế không cho vay mới đối tượng này và một số người mất niềm tin vào ngành này nên cũng hạn chế vay vốn để mở rộng chăn nuôi.

 Trồng trọt: Nhìn chung, DSCV của ngành này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2012giảm 32,85% so với năm 2011, năm 2013 giảm 34,16% so với năm 2012. Trong những năm gần đây sự biến đởi của khí hậu làm cho thời tiết trở nên bất lợi cho nông nghiệp, thiên tai suất hiện với tần số cao, sức tang phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho công tác nông nghiệp tăng lên những giá rau quả, cây ăn trái thì lại giảm ở mức thấp làm cho bà con nông dân thiếu phấn khởi, chưa mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất. Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, mở rộng thêm chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và những năm gần đây ngân hàng đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên theo quy định của Chính Phủ, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp nhưng do thị xã Vĩnh Long vừa nâng cấp lên thành phố loại III, nên chính quyền địa phương chú trọng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ. Vì vậy ngành nông nghiệp ở thành phố

vii

Vĩnh Long thì không phát triển như ở các huyện lận cận như Tam Bình, Long Hồ, Bình Minh,... Bên cạnh đó, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ngày càng nhiều một phần giảm đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố, phần khác thì tạo ra nhiều việc làm hơn nên người nông dân sẽ dần dần chuyển thành công nhân để làm việc, do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do thời tiết gây ra mà người dân không đoán trước được và giá cả nông sản, lúa gạo lên xuống không ổn định. Đặc biệt do vị trí của Agribank Vĩnh Long nằm ở trung tâm thành phố, nơi tập trung rất nhiều những ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên việc cho vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)