trung và dài hạn lại giảm, được biểu hiện cụ thể ở bảng 4.7 dưới đây.
Bảng 4.7: Dư nợ theothời hạn của NH từ năm 2011 -2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 38.364 40.668 43.226 2.304 6,01 2.558 6,29 Trung và dài hạn 7.796 2.198 1.155 -5.598 -71,81 -1.043 -47,45 Tổng 46.160 42.866 44.381 -3.294 -7,13 1.515 3,53
xi
Dư nợ HSX ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ có dư nợ ngắn hạn của chi nhánh là tăng qua các năm, tuy không nhiều nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy bà con đã vay các khoản để mua sắm vật tư, cây trồng, sữa chữa chuồng trại….và sản xuất một cách hiệu quả nên được chi nhánh tin tưởng, cho vay nhiều. Đồng thời còn cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng của chi nhánh, đánh giá đúng năng lực trả nợ của bà con, không để dư nợ tín dụng quá thấp cũng như quá cao mà không an toàn. Qua bảng 4.7 ta thấy dư nợ HSX ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn và giống như DSCV ngắn hạn.Năm 2012 dư nợ tăng 6,01% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ giảm doanh số cho vay giảm nhiều hơn so với doanh số thu nợ. Năm 2013 tổng dư nợ tăng là 6,29% là do DSCV tăng 0,26% trong khi đó thu nợ chỉ tăng 0,15%.
Dư nợ trung và dài hạn: Tuy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm ít hơn dư nợ ngắn hạn nhưng đó là nguồn vốn quan trọng đối với khách hàng để mở rộng quy mô sản xuất có diễn biến ngược chiều với dư nợ ngắn hạn. Dư nợ trung và dài hạn năm 2011 đạt 2.198 triệu đồng, giảm 71,81% so với năm 2011. Do trong năm cho vay Trung và dài hạn giảm, trong khi đó thu nợ lại tăng dẫn đến dư nợ giảm. Đến năm 2013, dư nợ giảm 47,45% so với 2012. Nguyên nhân là cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên được CBTD ngân hàng cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi cho vay. Mặt khác, do nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn vì vậy tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ là phù hợp vì ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc quyết định của Thống Đốc NHNN về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung-dài hạn không được vượt quá 40% nguồn vốn ngắn hạn. Bởi vì nếu dư nợ cho vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, do khách hàng tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu tiền nhanh vừa hạn chế được rủi ro đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay ngắn hạn vì rủi ro ít và đồng vốn được luân chuyển nhanh mang lại nhiều lợi nhuân cho ngân hàng.