Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 29)

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Qua đó, NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo quyết định số 280/QĐ chính Ngân hàng ngày 15/10/1996 và là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở đặt tại 28 Hưng Đạo Vương, phường 1, TPVL. Điện thoại: 0703.822193. NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long có tất cả 9 chi nhánh loại III trực thuộc, bao gồm 8 chi nhánh loại III ở các huyện: Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn, Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình, Long Hồ, khu CN Hòa Phú và 1 chi nhánh loại III là thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh, đóng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Mọi hoạt động của hầu hết các chi nhánh đều được quản lí, chỉ đạo của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long.

NHNo&PTNT chi nhánh thành phố (NHNo&PTNTTPVL) có tiền thân là NHNo&PTNT Vĩnh Long chi nhánh Long Châu, là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 170/QĐ HĐQT ngày 13/8/2002 của chủ tịch HĐQT về việc chuyển NHNo&PTNT chi nhánh Long Châu thành NHNo&PTNT thị xã Vĩnh Long. Đến năm 2009 khi thị xã Vĩnh Long được nhà nước công nhận là thành phố loại III trực thuộc tỉnh, NHNo&PTNT thị xã Vĩnh Long được đổi tên thành NHNO&PTNT TPVL.

19

NHNO&PTNT TPVL chịu sự quản lí của Nhà nước, của NHNO&PTNT tỉnh Vĩnh Long theo chức năng qui định. Đồng thời chịu sự quản lí của Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan thực hiện các chức năng của chủ sở hữu về vốn và tài sản đối với doanh nghiệp và các qui định của pháp luật.Từ khi thành lập cho đến nay NHNO&PTNT TPVL đã không ngừng đổi mới, đầu tư phát triển cho sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán cho khách hàng.

Địa bàn hoạt động của NHNO&PTNT TPVL gồm 7 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8 và phường 9 và 4 xã Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Trường An.

Phòng Giao dịch số 1 phụ trách địa bàn phường 4.

Phòng giao dịch Mỹ Thuận phụ trách địa bàn phường 9 và 4 xã Tân Hội, Tân Hòa, Tân Ngãi và Trường An.

Hội sở NHNO&PTNT chi nhánh TPVL phụ trách các địa bàn còn lại và hỗ trợ các phòng giao dịch và quản lý các địa bàn trên.

3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng

Hiện tại, Agribank cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến mọi tổ chức kinh tế và cá nhân trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đời sống.

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới các hình thức TGKKH, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh.

- Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế.

- Kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác với chất lượng cao như: + Phát hành thẻ nội địa; thẻ Lập nghiệp cho học sinh, sinh viên.

+ Cung ứng dịch vụ Ngân hàng điện tử gồm Mobile Banking, Internet Banking.

20

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

(: Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNO&PTNT thành phố Vĩnh Long

3.1.3.2. Chức năng các phòng ban

+Ban Giám Đốc: Gồm 3 người

Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho Phó Giám đốc hoặc các trưởng phòng nghiệp vụ để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn theo quy định. Đồng thời, triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.

Phó Giám đốc: Thay mặt cho Giám đốc điều hành và quyết định các hoạt động Ngân hàng trong phạm vi giámđốc ủy quyền.

+Phòng kế toán – Ngân quỹ: gồm 21 người

Phụ trách phòng gồm 1 trưởng phòng phụ trách chung và 2 phó phòng. Phụ trách phòng có nhiệm vụ duyệt các khoản thanh toán chuyển tiền đi của khách hàng, kiểm tra kiểm soát chứng từ, duyệt các khoản thanh toán chi tiêu nội bộ, khóa sổ quyết toán hàng ngày với Ngân hàng cấp trên. Phòng chiếm vị trí trung tâm, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi hoạt động phát sinh hàng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn, chi tiêu tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ. Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý, năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên.

Ban Giám Đốc Kiểm Tra Viên Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phòng Giao Dịch Mỹ Thuận Phòng Giao Dịch Số 1

21

Nhân viên kế toán: Thực hiện các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi, thu thập thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, thực hiện các khoản trích nộp Ngân hàng cấp trên.

Nhân viên ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu chi đối với các khoản giao dịch lớn, phát vay, chi trả tiền gửi…

Nhân viên hành chánh: Quản lý văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài sản trong đơn vị, nắm bắt thông tin về biến động thị trường, lãi suất…

+Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: có 10 người

Gồm 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và các nhân viên. Đây là phòng quan trọng, chuyên sâu về hoạt động tín dụng và cũng là kinh doanh lãi lỗ của NH. Làm nhiệm vụ cho vay, tiếp cận hồ sơ vay vốn của KH, thẩm định tín dụng. Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ PGD số 1 và PGD Mỹ Thuận. Căn cứ vào kế hoạch được giao hàng quý thường xuyên kiểm tra các công tác tín dụng kịp thời, phát hiện kịp thời các sai sót trong việc sử dụng vốn của KH.

Mỗi nhân viên được phân công một khu vực, cụ thể là một hoặc hai phường. Trong phạm vi của mình, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lí được cơ cấu tiền vay mà chi nhánh đã quy định với từng loại khách hàng qua Ban giám đốc. Trong từng khu vực phụ trách của mình, mỗi nhân viên sẽ thực hiện các nghiệp vụ chi nhánh, giải quyết, hướng dẫn, thực hiện các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để thông qua đó làm cơ sở cho chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm tích lũy và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+Phòng Kiểm soát viên: gồm 1 người

Chịu sự chỉ đạo của phòng kiểm tra, kiểm soát của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Vĩnh Long và Ban Giám Đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Vĩnh Long, kiểm tra kiểm soát chứng từ kế toán, hồ sơ vay vốn, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, lập báo cáo hàng tháng, quý gửi ngân hàng cấp trên theo quy định, tham gia vào việc xem xét giải quyết khiếu nại khiếu tố của công dân liên quan đến hoạt động Ngân hàng.

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013.

Để có thể hiểu rõ hoạt động của ngân hàng ra sao, ta tìm hiểu thông tin qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm hiểu rõ hơn về thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

22

Bảng 3.1:Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long từ năm2011 – 2013. ĐVT: Triệu đồng Chi tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 82.298 95.329 76.739 13.031 15,83 - 18.590 -19,50 Thu nhập từ lãi 76.107 81.759 70.164 5.653 7,43 -11.595 -14,18 Thu nhập ngoài lãi 6.191 13.570 6.575 7.378 119,17 -6.995 -51,55

Tổng chi phí 76.385 71.918 69.473 -4.467 -5,85 -2.445 -3.40

Chi phí từ lãi 55.544 56.656 47.638 1.112 2.00 -9.018 -15,92 Chi phí ngoài lãi 20.841 15.262 21.835 -5.579 -26,77 6.573 43,07

Lợi nhuận 5.913 23.411 7.266 17.498 295,92 -16.145 -68,96

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

3.2.1 Tổng doanh thu

Nhìn chung tổng thu nhập của Ngân hàng đều tăng giảm qua các năm.Thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao do định hướng hoạt động kinh doanh chủ lực của Ngân hàng là tín dụng. Năm 2012 tăng 15,83%so với năm 2011, trong đó thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất (86%), bên cạch đó thu từ phí dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại hối và thu khác cũng tăng. Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, các loại hình dịch vụ tín dụng… cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, ngân hàng đã đạt được thành quả tích cực với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tạo điều kiện cho doanh thu tăng mạnh. Nhưng đến năm 2013 thu nhập giảm xuống còn 76.739 triệu đồng giảm 19,50% so với năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm, mặc dù có sự tăng từ thu phí dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh khác tăng, do ảnh hưởng về những biến động của nền kinh tế vĩ mô, có thể nói năm 2013 là một năm kinh tế đầy khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải vấn đề hàng tồn kho gia tăng. Do đó nhiều doanh nghiệp gặp phải vấn đề không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất thậm chí là co hẹp lại quy mô nên nhu cầu vay vốn giảm. Bên cạnh đó thị trường bất động sản đống băng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi nợ cho các khoản vay bằng tài sản đảm

23

bảo là bất động sản. Kéo theo đó là tình hình nợ xấu của hệ thống tăng càng khiến các cán bộ ngân hàng sàng lọc kỹ hơn trong khâu cho vay, ảnh hưởng đến tín dụng tăng trưởng chậm và thu nhập lãi giảm 14,18% so với năm 2012.

Nguồn thu lớn nhất là doanh thu từ lãi mà chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng chiếm cao nhất trong tổng doanh thu toàn chi nhánh, năm 2011 doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm 92,48%, năm 2011 chiếm 85,77% và năm 2013 chiếm 92,18%. Điều này khẳng định hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng. Ngoài ra doanh thu từ phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động kinh doanh khác đều tăng dần qua năm 2011 và 2012 do chi nhánh có những biện pháp thu hút khách hàng.

3.2.2 Tổng chi phí

Chi phí của ngân hàng qua 3 năm đều giảm, cụ thểnăm 2012 với sự tăng thu nhập nhưng chi phí lại giảm 5,85% so với năm 2011. Mặc dù chi tuef lãi có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ giảm của chi ngoài lãi, chi phí ngoài lãi giảm bởi hoạt động giao dịch của khách hàng giảm, chi hoạt động dịch vụ giảm, trong đó chi dự phònggiảm nhiều nhất, bên cạnh đó chi phí kinh doanh ngoại hối, chi hoạt động quản lý và công cụ cũng giảm...Việc giảm trần lãi suất huy động đã làm cho chi phí trả lãi cho vốn huy động của Ngân hàng giảm vào năm 2013. Bên cạnh đó, Năm 2013 Chi phí ngoài lãi tăng 21.835 triệu đồng so với năm 2012,do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa leo thang, chi phí xăng dầu tăng lên nên vấn đề chi lương cho nhân viên cần phải điều chỉnh. Bên cạnh đó NH tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất, tuyển thêm nhân sự mới, chi phí kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí và chi kháccũng tăng nhưng không đáng kể.Từ đó cho ta thấy công tác quản lý chi phí của ngân hàng tương đối hiệu quả. Nhìn chung việc chi trả phí hoạt động của ngân hàng giảm qua các năm nếu xát về gốc độ chi phí thì đây là biểu hiện tốt. Tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì thế việc giảm chi phí chưa hoàn toàn là tốt, do vậy để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta nên dựa vào lợi nhuận của ngân hàng đạt được.

3.2.3 Tổng lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nhà kinh doanh nào, đối với ngân hàng cũng vậy, lợi nhuận là phần thu nhập sau cùng sau khi trừ đi chi phí. Một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của Ngân hàng.Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro là tiêu chí mà ngân hàng nào cũng muốn hướng đến.Từ bảng cho ta thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng tương đối

24

cao. Cụ thể năm 2012 cao nhất trong 3 năm, với mức tăng 295,92% so với năm 2011. Tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí.Đạt được kết quả khả quan này là do chính sách tăng trưởng tín dụng của NH đạt được hiệu cao, ngoài ra NH còn chú trọng cắt giảm những chi phí không cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng còn linh hoạt đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối có hiệu quả đã giúp Ngân hàng thu được lợi nhuận rất cao. Nhưng con số này lại giảm vào năm 2013, cụ thể giảm 16.145 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 69,59%. Nguyên nhân là do thu nhập và chi phí điều giảm so với năm 2012. Lợi nhuận giảm không phải do năm 2013 Ngân hàng hoạt động không tốt. Mặc dù thu nhập và chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm của thu nhập lại giảm ít hơn tốc độ giảm của chi phí.Kết quả hoạt động của ngân hàng là khá tốt, cao nhất là năm 2012.Điều này rất thuận lợi cho Ngân hàng tiếp tục phát triển trong tương lai cũng như mở rộng qui mô hoạt động để có lượng khách hàng đáng kể trong những năm tới, tăng thế mạnh cạnh tranh của Ngân hàng đối với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn.

3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.3.1 Thuận lợi

- Chi nhánh đặt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, đây là nơi có điều kiện kinh tế phát triển với đa dạng nhiều ngành nghề. Nằm giữa hai trung tâm thành phố lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ

- Ngoài sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, NH còn thu hút phần lớn khách hàng cũng nhờ vào các chương trình ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, điều này đánh vào tâm lý người tiêu dùng nên đem lại hiệu quả khả quan cho hoạt động của chi nhánh.

- NHNO&PTNT chi nhánh TPVL không ngừng đổi mới và nâng cao tác nghiệp, cải cách hệ thống máy móc công nghệ hiện đại theo kịp với thị hiếu và xu hướng của Ngân hàng hiện đại, cho ra đời những sảm phẩm Ngân hàng điện tử cạnh tranh với các hệ thống Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh.

- Có đội ngũ cán bộ làm việc tương đối đầy đủ về số lượng, trẻ tuổi, nhiệt tình có trình độ chuyên môn cao, có thái độ và tác phong làm việc

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)