Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 36)

Mục tiêu

Chi nhánh xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đến 31/12/2014 như sau:

- Huy động vốn: dự kiến đến hết 31/12/2014 là 792.000 triệu đồng, tăng 79.886 triệu đồng, tăng trưởng 11% so với đầu năm.

- Dư nợ: dự kiến đến hết 31/12/2014 là 574.000 triệu đồng, tăng 51.853 triệu đồng, tăng 10% so với đầu năm.

- Trung dài hạn chiếm 21,25% / tổng dư nợ. - Tỉ lệ nợ xấu chiếm tối đa 0,3% / tổng dư nợ. - Thu nợ xử lý rủi ro 170 triệu đồng.

 Giải pháp

+ Về huy động vốn

Hàng quý, giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng nhân viên, tùy từng vị trí công tác để có mức giao chỉ tiêu phù hợp. Thực hiện phát động thi đua để hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn, theo hướng dẫn của ngân hàng Nông nghiệp cấp trên.

26

Tích cực tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp, trong đó vận động các đơn vị kinh tế, cá nhân mở tài khoản thanh toán và trả lương qua tài khoản là giải pháp tốt nhất để duy trì nguồn vốn giá rẻ.

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm tiền gửi đến các khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng nhất là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Có kế hoạch chăm sóc từng đối tượng khách hàng nhằm giữ được khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới.

Thường xuyên tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin kịp thời về các dự án đền bù, giải tỏa, các nguồn vốn tài trợ để có kế hoạch tiếp cận nguồn vốn kịp thời.

+ Về đầu tư tín dụng và nợ xấu

Tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng: đề đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2014 là 574.000triệu đồng, tăng 10% so với 2013 và nợ xấu chiếm 0,3%/ tổng dư nợ thì mỗi cán bộ tín dung phải chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án khả thi để đầu tư. Để làm được điều này mỗi người cần bám sát địa bàn mình được phân công phụ trách để nắm bắt kịp thời các chủ trương của địa phương, nắm vững điều kiện tự nhiên, dân số trên đại bàn có những thành phần kinh tế nào, số lượng là bao nhiêu để từ đó ra quyết định đầu tư một cách đúng đắn. Khi đầu tư cán bộ tín dụng luôn chú trọng việc quản lý dòng tiền để hạn chế rủi ro.

Để nâng được tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn lên trên địa bàn đô thị là một chỉ tiêu tương đối khó, cần có những giải pháp cụ thể và hiệu quả.Giải pháp quan trọng là tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của cấp chính quyền và địa phương thông qua hội nông dân phường xã. Qua đó, tìm ra những khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (theo danh mục ngành nghề đã được công bố) có hiệu quả để đầu tư cho vay.

Duy trì đoàn xử lý nợ nội bộ để xử lý liên tục các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Phân tích kỹ những khoản nợ nhất là nguồn thu nhập, khả năng trả nợ của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi phù hợp nhất. Trường hợp khách hàng không hợp tác, hoặc thật sự không còn khả năng trả nợ thì chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý tài sản sớm, thu hồi nợ.

Rà soát và thông báo sớm các khoản nợ đến hạn để khách hàng chủ động trả nợ đúng quy định, hoặc cho cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ đúng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.Thực hiện các giải pháp thu hồi nợ lãi tồn đọng trong năm 2012 để góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

27

Giám đốc chi nhánh chỉ đạo giám đốc các phòng giao dịch, phó giám đốc phụ trách tín dụng có kế hoạch xuống địa bàn ít nhất 2 lần/ tháng để nắm bắt tình hình địa phương cũng như chất lượng công tác của CBTD để có hướng chỉ đạo kịp thời.

Chi nhánh triển khai cho 2 phòng giao dịch trực thuộc thực hiện họp giao ban vào mỗi buổi sáng ngày làm việc khoảng 15 phút để xây dựng kế hoạch thực hiện trong ngày, đồng thời báo cáo số liệu và hướng công tác về cho hội sở.

Phòng kế hoạch kinh doanh giao việc cho 2 phó phòng phụ trách quản lý kinh doanh tại 2 phòng giao dịch để nắm bắt kịp thời hoạt động kinh doanh hàng ngày.Chú trọng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn các phường cho đối tượng là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ nhưng có hiệu quả nhằm phân tán rủi ro.

28

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ VĨNH LONG

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì điều kiện đầu tiên là nguồn vốn phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động được dễ dàng và thuận lợi. Mặt khác thông qua nghiệp vụ huy động vốn có thể giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tín nhiệm của khách hàng dành cho ngân hàng.

Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của NH qua từ năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi tổ chức KT 290.748 318.524 318.541 27.776 9,55 21 0,006 + Không kỳ hạn 121.043 100.854 87.089 -20.189 -16,68 -13.761 -13,65 + Có kỳ hạn 169.705 217.670 231.452 47.965 28,26 13.782 6,33 2. Tiền gửi khách hàng 231.332 287.236 354.792 55.904 21,17 67.556 23,52

- Tiền gửi tiết kiệm 230.815 286.958 354.467 56.143 24,32 67.509 23,53

+ Không kỳ hạn 1.935 1.154 742 -781 -40,36 -412 -35.70 + Có kỳ hạn 228.880 285.804 353.725 56.924 24,87 67.921 23,76

- Ký quỹ 517 278 325 -239 -46,23 47 16,91

3. Giấy tờ có giá 21.920 27.391 31.022 5.471 24,96 3.631 13,26 Tổng vốn huy động 544.000 633.151 704.355 89.151 16,39 71.204 11,25

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

Dựa vào hình 4.1, ta thấy vốn huy động của NH có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Cho ta thấy ngân hàng không ngừng tăng cường

vốn huy động phục vụ cho mở rộng kinh doanh. Năm 2011 vốn huy động đạt

29

tăng 11,25 so với năm 2012.Trong đó tiền gửi của các tổ chức chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn và liên tục tăng qua 3 năm.Bênh cạnh đó, tiền gửi khách hàng cũng tăng qua các năm, trong đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhất.Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước là do chi nhánh đã cố gắng trong việc tiếp cận các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh. Một bộ phận dân cư có vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng nhiều, nên họ gửi vào ngân hàng tăng thêm thu nhập và an toàn. Điều này chứng tỏ rằng uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng cao, tạo niềm tin cho khách hàng, đã thu hút được khá nhiều vốn nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư. Ngoài ra chính sách huy động vốn của ngân hàng tương đối linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đặt biệt về chính sách lãi suất có sự chuyển đổi linh hoạt.

Nguồn vốn của Ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp, trong thời buổi kinh tế thị trường để thu hút được nguồn vốn là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ Ngân hàng phải đối mặc với sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức Ban lãnh đạo để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhiều hơn vì đây là nguồn tiền tương đối ỗn định ít gặp rủi ro.Phải làm như thế nào để gia tăng được nguồn vốn huy động càng cao càng tốt, bởi nhìn vào nguồn vốn huy động ta có thể đánh giá được khả năng và sức mạnh uy tín của ngân hàng.

4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NHNO&PTNTCHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

4.2.1 Khái quát tín dụng đối với hộ sản xuất

Nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp để đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc ruộng vườn là nhu cầu cấp thiết. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay hộ HSX NH ta xem xét tình hình sử dụng vốn của NH cho vay đối tượng này.

30 Bảng 4.2 Tỷ trọng cho vay HSX tại NH từ năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch

2012-2011 2013-2013

2011 % 2012 % 2013 % Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 510.834 100 676.689 100 875.294 100 156.855 32,47 198.605 29,35

Doanh số cho vay HSX 138.754 27,16 66.725 9,86 48.670 5,56 -72.029 -51,91 -18.055 -27,06

Tổng DSTN 542.983 100 599.159 100 807.195 100 56.176 10,35 208.036 34,72 Doanh số thu nợ HSX 133.546 24,59 70.019 11,69 47.155 28,78 -63.527 -47,57 -22,864 -32,65 Tổng Dư nợ 376.518 100 454.048 100 522.147 100 77.530 20,59 68.099 14,99 Tổng dư nợ HSX 46.160 12,26 42.866 9,44 44.381 8,50 -3.294 -7,14 1.515 3,53 Tổng Nợ xấu 13.383 100 3.044 100 2.274 100 -10.339 -77,25 -770 -25,30 Nợ HSX 1.990 14,87 426 13,99 312 13,72 -1.564 -78,59 -114 -26,76

i

Dựa vào hình 4.2 ta thấy được cho vay HSX luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong hoạt động cho vay và có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng là 27,16% nhưng qua năm 2012, 2013 tỷ trọng này chỉ còn khoảng 9,86% xuống còn 5,56% so với năm 2012. Điều này có thể được lý giải bởi lý do các lý do sau:

+ NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long đặt tạitrung tâm thành phố phụ trách phường 1, 2, 3, 5, 8.Do ngân hàng đặt tại trung tâm kinh tế của thành phố, gần chợ Vĩnh Long và siêu thị CoopMart nơi phát triển của các ngành nghề thương mại dịch vụ như: Shop thời trang, nhà hàng, khách sạn,… Khoản tín dụng này được khách hàng sử dụng với mục đích mua hàng hóa để bán lại hoặc tạo TSCĐ ban đầu để kinh doanh buôn bán lớn ở chợ, địa điểm đông dân cư hoặc buôn bán nhỏ lẻ tại nhà là khu vực đông dân cư, ít đất canh tác sản xuất nông phẩm, kinh doanh chủ yếu làm các ngành KDDV, công nghiệp và tiêu dùng là chủ yếu và cao hơn rất nhiều cho với những ngành chăn nuôi và trồng trọt.

+ Phòng Giao dịch số 1 phụ trách địa bàn phường 4.Theo thống kê phường tư có mật độ dân khá cao so với các phường khác trên địa bàn thành phố, hộ kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, Chủ yếu mua bán, kinh doanh dịch vụ.Nói về tài nguyên đất, diện tích đất nông nghiệp còn rất ít, chủ yếu là cây trồng lâu năm, vườn tạp là chủ yếu. Riêng đất trồng lúa không còn, diện tích đất nông nghiệp nhiều nhất ở các khóm 5 và 6, các nhóm còn lại người dân sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh nhỏ, làm công nhân, làm thuê, chăn nuôi nhỏ là nguồn thu nhập phụ.

+ Phòng giao dịch Mỹ Thuận phụ trách địa bàn phường 9 và 4 xã Tân Hội, Tân Hòa, Tân Ngãi và Trường An.Phần lớn khách hàng là nông dân, đặc thù của 4 xã là nông nghiệp nông thôn, nên cho vay theo đối tượng Nghị định 41 được ưu đãi về lãi suất cho vay nên cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, khả năng phát triển khách hàng mới còn chậm, bên cạnh đó hình Ngân hàng không mở rộng cho vay thông qua tổ vay vốn.

+ Ngân hàng không cho vay thông qua tổ vay vốn, hợp tác xã,…Về các khoản vay đối với HSX phải có tài sản đảm bảo.đã bỏ lỡ nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản đảm bảo theo quy định.

Tỷ trọng thu nợ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2011 và giảm qua các năm. Tốc độ tăng doanh số thu nợ giảm là bởi vì các loại thiên tai, dịch bệnh điển hình là cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, heo tai xanh,…ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nông sản, gia cầm, gia súc của nông dân.

ii

Bên cạnh đó khi người nông dân được mùa thì lại không được giá làm cho thu thập của nông dân giảm đáng kể dẫn đến khó hoàn trả các khoản vay ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay của HSX liên tục giảm qua các năm. Tỷ trọng giảm chủ yếu do tổng doanh số cho vay giảm, bên cạnh đó tốc độ giảm doanh số thu nợ lớn hơn tốc độ giảm doanh số cho vay cho nên dư nợ giảm là tất yếu.Tỷ trọng dư nợ như trên là còn rất thấp, Ngân hàng cần tăng cường mở rộng hoạt động cho vay HSX hơn nữa.

Tỷ trọng nợ xấu của HSX giảm tương đốiqua các năm, cụ thể, trong năm 2011 chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 năm, tỷ lệ này giảm vào năm 2012 và năm 2013.Tổng nợ xấu giảm đáng kể theo đó, nợ xấu của HSX cũng giảm xuống nên tỷ trọng nợ xấu của HSX cũng giảm theo. Tuy nợ xấu giảm qua 3 năm nhưng nợ xấu vẫn tồn tại.

4.2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

Trong những năm vừa qua cùng với công tác huy động vốn, chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Thành Phố Vĩnh Long cũng không ngừng đẩy mạnh công tác cung cấp tín dụng đến các thành phần kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, trong đó có hộ sản xuất với phương châm “Mang sự phồn vinh đến với khách hàng”, “Tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng” nên công tác tín dụng của Ngân hàng được quan tâm và chú trọng nhằm bảo đảm việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, đúng mục đích và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.

4.2.2.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay (DSCV) HSX là tổng số tiền đã cho khách hàng là HSX vay trong khoảng thời gian xác định.Vì vậy, DSCV HSX phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng HSX của Ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì DSCV càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng càng tốt, ngược lại DSCV giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng là không tốt.

Thực hiện chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển Nông nghiệp và đổi mới bộ mặt nông thôn, NHNO&PTNT chi nhánh thành phố Vĩnh Long đã triển khai thực hiện công tác cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, cá nhân…đã kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho sản xuất. Doanh số cho vay HSX của NH chủ yếu là cho vay ngắn hạn và được biểu hiện như sau:

iii

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của NH từ năm 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

Nhìn chung ta có thể thấy việc mở rộng cho vay thu hút ngày càng ít khách hàng nên DSCV HSX liên tục giảm qua các năm, ta thấy DSCV HSX ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn DSCV HSX trung và dài hạn. Do đối tượng cho vay của chi nhánh là sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp thường có chu kỳ ngắn nên chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Những HSX chỉ đến vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời trong việc sản

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)