Bên cạnh việc phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn thì việc tìm hiểu thực trạng nợ xấu theo mục đích sử dụng cũng rất cần thiết. Nhìn chung, lĩnh vực nào có dư nợ cho vay càng cao thì càng chứa nhiều rủi ro. Các ngành nông nghiệp khác như trồng trọt, chăn nuôi, rất được ngân hàng quan tâm cho vay trong thời gian gần đây nên cũng không thể không tránh khỏi rủi ro về nợ xấu. Vì vậy, chúng ta cần phải xem xét tình hình nợ xấu theo từng ngành kinh tế của ngân hàng để thấy được mức độ rủi ro trong từng ngành.
Bảng 4.11: Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của NH từ năm 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 1.550 37 28 -1.513 -97,61 -9 -24,32 Trồng trọt 440 390 284 -50 -11,36 -106 -27,18 Tổng 1.990 426 312 -1.564 -78,59 -144 -26,76
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long
chăn nuôi: năm 2012 giảm còn 37 triệu đồng giảm 97,61% so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu là do năm trước nợ xấu của ngành này ở con số đáng báo động nên trong năm nay cán bộ ngân hàng thận trọng hơn trong việc thẩm định cho vay, thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình chăn nuôi của khách hàng, yêu cầu tài sản đảm bảo tiền vay nhiều hơn, nhắc nhỡ thường xuyên các khoản nợ đến hạn và áp dụng các biện pháp mạnh đối với những khách hàng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Năm 2013 nợ xấu ngành này đạt 28 triệu đồng giảm 24,23% so với cùng kỳ nguyên nhân là do tình trạng dịch bệnh bùng phát trên diện rộng nên ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hơn nợ theo quy định của NHNN. Mặt khác, ngân hàng cũng có thể cho khách hàng vay thêm để khắc phục khó khăn tạm thời, tiếp tục quá trình chăn nuôi kiếm thu nhập trả nợ ngân hàng nhằm giảm thiểu nợ xấu.
Trồng trọt: Năm 2012, nợ xấu có xu hướng giảm với tốc độ 11,36% so với năm 2011 xuống còn 390 triệu đồng, Nguyên nhân là hoạt động sản xuất đã bắt đầu phục hồi sau một năm đầy biến cố, hơn nửa giá cả nông sản
xvi
tăng trở lại làm cho thu nhập của bà con cũng tăng theo. Bên cạnh đó, với tâm lý lo sợ nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục tăng, ngân hàng đã đề ra nhiều biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, đôn đốc cán bộ đến trực tiếp đến từng hộ vay xem xét tình hình cụ thể và khắc khe trong công tác thẩm định các khoản vay mới. Đồng thời ngân hàng đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước, ban ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên nên đã góp phần đáng kể trong việc khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi. Đến năm 2013 giảm 27,18% so với năm 2012 xuống còn 284 triệu đồng . Nguyên nhân ngân hàng đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ trong đó có lĩnh vực nông nghiệp làm cho gánh nặng trả lãi giảm nên khách hàng tích cực trả hơn trong việc trả nợ để tạo uy tín tốt đối với ngân hàng và một số khách hàng thì tranh thủ trả nợ trước hạn để làm hồ sơ vay mới với lãi suất thấp hơn.