Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 26)

- Mục tiêu thứ nhất: Dùng phương pháp thống kê để thống kê số liệu qua các năm và Kỷ thuật so sánh số tuyệt đối và số tương đối để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng HSX của ngân hàng từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua các chỉ tiêu tài chính về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.

Phương pháp thống kê miêu tả:là phương pháp sử dụng các kỹ thuật như thu thập số liệu biểu diễn bằng biểu bảng, đồ thị trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu giúp tóm tắt được các dữ liệu và so sánh dữ liệu và mô tả xu hướng của dữ liệu. (Mai Văn Nam, 2008, trang 12).

16

 So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

∆Y = Y1 - Y0 Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

∆Y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

 So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được.Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ và tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

ΔY = [(Y1 – Y0)/Y0] x 100% Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

∆Y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Mục tiêu thứ hai: Sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính như: Vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, doanh số thu nợ trên doanh số cho vay…từ đó thực hiện so sánh tỷ số giữa các năm với nhau, điều này sẽ giúp nhận biết được xu hướng biến động của các tỷ số từ đó đánh giá chỉ số tài chính để đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng.

Phương pháp tỷ số: dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tếbiểu hiện bằng lần (dư nợ trên vốn huy động), vòng (vòng quay vốn tín dụng), % (rủi ro tín dụng),…

17 Hệ số A = B/C

Trong đó:

A là chỉ tiêu kinh tế cần đánh giá

B là đối tượng đưa vào phân tích thứ nhất C là đối tượng đưa vào phân tích thứ hai

- Mục tiêu thứ ba: Tổng hợp kết quả phân tích mục tiêu 1 và 2 để đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng.

18

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH LONG

3.1 VÀI NÉT VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VĨNH

LONG

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)