Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 50)

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng của NH 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Chăn nuôi 74.843 34.279 26.544 -40.564 -54,20 -7.735 -22,56 Trồng trọt 58.703 35.740 20.611 -22.963 -39,12 -15.129 -42,33 Tổng 133.546 70.019 47.155 -63.527 -47,57 -22.864 -32.65

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHN0&PTNT chi nhánh TP Vĩnh Long

Chăn nuôi: Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng giảm qua các năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm là dohình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, khâu phân phối sản phẩm qua nhiều tầng nấc trung gian làm sản phẩm bị đội giá cao so với giá xuất bán sản phẩm của người chăn nuôi, một số vùng còn xảy ra bệnh tai xanh trên heo, lỡ mồm long móng, cúm gia cầm đã làm cho sức tiêu thụ xã hội giảm mạnh; các trang trại, gia trại có đầu tư chuồng trại thì còn tiếp tục duy trì sản xuất, riêng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phần lớn chuồng trại đang bị treo. Những điều trên đã ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi làm cho khả năng trả nợ ngân hàng bị giảm sút. Đến năm 2013 đạt 26.544 triệu đồng giảm 22,56% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do dịch bệnh bùng phát mạnh trên đàn vật nuôi, giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành và sự tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi làm cho thu nhập người dân giảm thậm chí dẫn đến thua lỗ nên họ không có điều kiện để trả nợ ngân hàng.

 Trồng trọt: Năm 2012 DSTN đạt 35.740 triệu đồng giảm39,12 % so với năm 2011 nguyên nhân là do sự xuất hiện của mưa trái mùa, bão sớm và các loại dịch hại nhất là đạo ôn, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ảnh

x

hưởng mạnh đến cây trồng. Giá trị sản xuất ngày càng tăng, nhưng chất lượng nhiều loại nông sản chưa cạnh tranh được với các nước trong khu vực, nhiều loại nông sản hàng hóa giá thành sản xuất còn cao, chất lượng thấp, sức cạnh tranh kém... làm cho thu nhập của đại đa số hộ nông dân không tăng theo tương xứng, thậm chí còn bị giảm ở những vùng sản xuất khó khăn vì bị nhiễm phèn và ngập mặn. Nông dân trồng trọt ngày càng nghèo vì phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên tai, dịch hại, chi tiêu gia đình ngày càng cao (ăn uống, chữa bệnh, con cái học hành, đám tiệc, giỗ tết,...) do giá cả tăng, đầu tư cho sản xuất cao (giá vật tư cao, ứng vậttư sản xuất trước và trả lại sau khi thu hoạch mùa vụ, lãi suất cao, trả lãi ngân hàng và trả nợ), thu nhập thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh đã làm khó khăn cho việc trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên DSCV của ngành này có xu hướng giảm mạnh trong những năm trở lại đây.Sang năm 2013 DSTN tiếp tục giảm chỉ đạt 20.611 triệu đồng giảm 42,33 % so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do tác động mạnh của những yếu tố bất lợi về thời tiết và dịch bệnh trên cây trồng làm cho giá cả một số nông sản giảm thấp, khó tiêu thụ gây bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, giá bán nhiều sản phẩm dưới giá thành, bệnh sâu đục trái trên cây có múi chậm được khắc phục, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã giảm nhiều nhưng diện tích nhiễm bệnh còn cao đã tác động tiêu cực đến ngành trồng trọt của tỉnh.

4.2.2.5 Dư nợ theo thời hạnTình hình dư nợ theo thời gian của chi nhánh có sự biến động khác nhau, dư nợ ngắn hạn tăng trong khi đó dư nợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)