Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 57)

Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng ta xem xét nợ xấu thiên về ngắn hạn hay trung và dài hạn, phân tích theo mục đích sử dụng để định hướng được ngành nào thường gây ra nợ xấu cho ngân hàng nhằm chú trọng hơn vào công tác thẩm định, cho vay. Nhưng để có thể biết được ngân hàng có khả nâng mất vốn nhiều hay ít, thì ta phải xem xét nợ xấu phân theo nhóm nợ. Nếu nợ xấu phần lớn thuộc nhóm có khả nâng mất vốn thì ngân hàng phải xem xét lại quy trình cho vay của mình. Để nhận thấy rõ ràng hơn, ta phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 4.12: Nợ xấu theo nhóm nợ của NH từ năm2011- 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 51 0 0 -51 100 0 x Nhóm 4 1.524 8 0 -1.516 -99,48 -8 -100 Nhóm 5 415 418 312 -3 -0,72 -106 -25,36 Nợ xấu 1.990 426 312 -1.564 -78,59 -114 -26,76

xvii

Nhìn vào bảng ta có thể thấy tổng nợ xấu của ngân hàng giảm liên tục qua các năm, trong đó nợ xấu cao nhất năm 2011 là 1.990 triệu đồng trong đó nợ nhóm 4 chiếm 76,58%, nhóm 5 chiếm 20,85% còn lại là nhóm 3. Nguyên nhân nợ xấu cao nhất trong 3 năm là do những khoản nợ năm trước để lại, do thu nợ không được ngân hàng dần chuyển dần. Thực chất đây là những khoản vay không chất lượng của những năm 2009, năm 2010.Vì vậy việc xiết chặt quản lý tín dụng và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng đã tiến hành đánh giá lại các khoản nợ của ngân hàng, đồng thời tiến hành chuyển nhóm nợ đối với các khoản nợ mà ngân hàng đã đánh giá lại.

Nợ xấu nhóm 3: Nợ xấu nhóm 3 năm 2011 là 51 triệu đồng số nợ này không còn và được thu hồi hết nên năm 2012 và năm 2013, chiếm tỷ trọng thấp so với nợ nhóm 4 và nhóm 5 (2,56% trong tổng nợ xấu). Nguyên nhân năm 2012 và 2013 không còn nợ là do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi vốn xử lý các khoản nợ khó đòi các năm trước làm nợ xấu nhóm 3 cũng như những nhóm khác điều giảm.

Nợ xấu nhóm 4: Nợ nhóm 4 với số nợ là 8 triệu đồng trong khi năm 2011 là 1.524 triệu đồng giảm 99,48% so với năm 2011. năm 2013 nợ nhóm 4 không còn. Nguyên nhân giảm mạnh ở năm 2012 là do ngân hàng thực hiện theo Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, Chính phủ còn yêu cầu NHNN thanh tra, giám sát các TCTD trong việc thực hiện các quy định về cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, hoàn thiện các đề án xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó kết quả sản xuất của người dân có hiệu quả dẫn đến trả nợ cho ngân hàng đúng hạn cả những món cũ lẫn mới.

Nợ xấu nhóm 5: khi các khoản vay được xếp vào nhóm 5 thì khả năng thu hồi đối với các khoản nợ này của ngân hàng là rất thấp. Phần lớn các khoản nợ của khách hàng bị xếp vào nhóm 5 là do trồng trọt chăn nuôi bị thua lỗ, sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng bị chết, mất tích hay bỏ trốn nên ngân hàng không thể thu hồi nợ các khách hàng này. Nợ xấu nhóm 5 của ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm, con số này từ 415 triệu đồng năm 2011 tăng 3 triệu đồng, và giảm xuống còn 312 triệu đồng trong năm 2013 tức giảm 106 triệu đồng, tương ứng giảm 25,36%, nguyên nhân là do ngân hàng tiến hành xửlý các khoản nợ không có khả năng thu hồi bằng cách phát mãi các tài sản đảm bảo.

Nhìn chung sau nhiều năm phấn đấu thì nợ xấu vẫn chưa có nguy cơ đe dọa đến ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần thuyết lập một quy trình cho vay, giám sát mục đích và quá trình sử dụng vốn vay hiệu quảhơn để giảm nợ

xviii

xấu đến mức thấp nhất. Đặc biệt là ngành trồng trọt chiếm nợ xấu nhiều nhất và có khoản vay nằm trong nợ có khảnăng mất vốn.Do đó, đòi hỏi ngân hàng phải trích lập dự phòng để đảm bảo hoạt động xuyên suốt đồng thời thiết lập quy trình cho vay, giám sát mục đích và quá trình sử dụng vốn vay hiệu quả hơn để giảm nợ xấu đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố vĩnh long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)