Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 84)

Các biện pháp đề xuất của đề tài luận văn mang tính toàn diện liên quan đến cơ chế hoạt động, nội dung thông tin, nhân lực, cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin dạy nghề theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này. Các biện pháp đề xuất đều có nội dung cụ thể .

Để kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của các nhà quản lý cấp Tổng cục Dạy nghề (lãnh đạo và các chuyên viên các Vụ của Tổng cục Dạy nghề) và cán bộ phụ trách thông tin của các CSDN qua phiếu thăm dò (như phụ lục).

Chúng tôi đã thăm dò trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi và nhận được 116 ý kiến đóng góp của các đối tượng được hỏi là chuyên viên, cán bộ quản lý của TCDN. Để đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi yêu cầu các đối tượng tham gia đánh xác định mức độ của từng biện pháp. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của từng biện pháp cụ thể được phân tích theo % như bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.1: Thống kê kết quả thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1.Tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng về vai trò,vị trí của hệ thống thông tin dạy nghề

93,2 6,8 0 88,9 11,1 0

2.Thống nhất các chỉ số thông tin dạy nghề

76 3. Cải tiến cơ chế

thu thập và kênh thông tin

94,1 5,9 0 85,0 10,5 4,5

4. Đào tạo ,bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý thông tin

82,6 12,4 5,0 89,1 6,7 4,2

5.Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác thông tin quản lý và cung ứng kịp thời nguồn tài chính 85,0 10,8 4,2 55,9 14,4 29,7 6. Tăng cường quyền tự chủ cho các CSDN, xã hội hóa để hoàn thiện hệ thống thông tin dạy nghề

94,9 5,1 60,2 26,3 13,5

Kết quả thăm dò cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp không hoàn toàn khả thi liên quan đến sự phối hợp trong công tác quản lý dạy nghề với nhiều ngành như nhân sự, tài chính, tăng cường cơ sở vật chất.

77

Tiểu kết chƣơng 3

Các biện pháp đề xuất dựa trên các nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn hoạt động của hệ thống thông tin dạy nghề, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của địa phương. Các biện pháp mang tính tổng thể cho việc hoàn thiện hệ thống thông tin ở cơ sở. Mỗi biện pháp có đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Các biện pháp được đề xuất gồm:

1. Tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của hệ thống thông tin dạy nghề; 2. Thống nhất các chỉ số thông tin dạy nghề;

3. Cải tiến cơ chế thu thập và kênh thông tin;

4. Lựa chọn,bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý thông tin;

5. Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác thông tin quản lý và cung ứng kịp thời nguồn tài chính;

6. Tăng cường quyền tự chủ cho các CSDN, xã hội hóa để hoàn thiện hệ thống thông tin dạy nghề.

Các biện pháp trên đã được kiểm chứng về ý nghĩa và tính khả thi thông qua trưng cầu ý kiến của các đối tượng. Kết quả trưng cầu ý kiến cho phép kết luận đó là các biện pháp cần thiết, hợp lý, đủ độ tin cậy và khả thi để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin dạy nghề. Tuy nhiên để tăng cường tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất đòi hỏi các nhà quản lý các cấp phải tìm đúng nguyên nhân và tăng cường các nguồn lực đầu tư tuỳ thuộc đặc thù và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của các cơ sở dạy nghề tại địa phương.

78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các điều nêu trên luận văn đã hoàn thành mục đích, nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)