3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu đề ra là nhằm Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề trong toàn hệ thống dạy nghề mà cơ sở ban đầu là các CSDN, qua nhiều cấp độ quản lý thông tin phù hợp với các nhà quản lý và ra quyết định và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng thông tin. Các biện pháp kiến nghị phải hướng tới mục tiêu này, nghĩa là chú trọng chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin dạy nghề từ đầu vào (dữ liệu được thu thập), quá trình xử lý thông tin và sản phẩm thông tin đầu ra.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải thực tiễn, phù hợp với điều kiện thiết bị, nhân lực, trình độ... của ngành dạy nghề, phù hợp với các cơ sở dạy nghề. Các biện
58
pháp đề xuất phải xuất phát trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống thông tin dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, nhu cầu thông tin hiện nay nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập về cơ cấu tổ chức, các kênh thông tin, cơ chế thu thập và báo cáo số liệu, thống nhất hệ thống chỉ số thông tin trong ngành, để qunr lý hệ thống góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống thông tin dạy nghề hiện nay phải căn cứ trên các nghiên cứu đánh giá nhu cầu và phù hợp với thực tiễn của các CSDN, cần đi đôi đào tạo với sử dụng.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Mô hình quản lý hệ thống thông tin dạy nghề được đưa ra dựa trên mô hình thông tin và mô hình quản lý giáo dục. Do vậy các biện pháp đề xuất phải có sự phối hợp nhằm mục đích các sản phẩm thông tin đầu ra đáp ứng được yêu cầu của các cấp quản lý nhà nước về dạy nghề. Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, khi nói đến hệ thống thông tin dạy nghề có thể hiểu là một hệ thống thông tin đã được tin học hoá. Để chuyển quy trình từ thủ công trong thu thập, tổng hợp, xử lý và báo cáo dữ liệu sang quy trình mới được máy tính hoá, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất và sự nâng cao trình độ nhận thức về hệ thống thông tin dạy nghề, trình độ tin học cho người quản lý và người sử dụng thông tin. Đặc biệt là việc thay đổi thói quen từ cách làm việc thủ công sang tin học hoá (chú trọng chuyên môn hoá và chuẩn hoá). Do vậy bên cạnh biện pháp đầu tư tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại còn phải chú trọng đến các biện pháp như nâng cao trình độ, nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ thông tin và quản lý. Thống nhất các tiêu chí và hệ thống chỉ số thông tin giáo dục, đảm bảo sự hiểu đúng và vận dụng chính xác trong quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin trên cơ sở áp dụng CNTT vào công tác thống kê, kế hoạch.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Phát triển hệ thống thông tin dạy nghề là một vấn đề được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về dạy nghề. Trong xây dựng và phát triển, quản lý hệ thống tồn tại những vấn đề khó khăn, bức xúc liên quan
59
đến chính sách, nhân sự, tài chính... đó không phải là vấn đề riêng của CSDN, của ngành dạy nghề mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các ban ngành trong tỉnh và địa phương các CSDN đóng trên địa bàn. Những biện pháp được thực thi thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, tạo sự đồng bộ, thống nhất, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng và các tổ chức trong quá trình chỉ đạo và thực hiện.