nghề thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Dạy nghề Việt nam có lịch sử phát triển khá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của các làng nghề truyền thống, của sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa. Cùng với sự phát triển của đất nước, trải qua nhiều thăng trầm, nhưng dạy nghề đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp cho các ngành kinh tế.
Tổng quan quá trình phát triển của dạy nghề như sau:
Từ cuối thế kỷ 19: Đã xuất hiện một số trường dạy nghề như Trường Kỹ nghệ thực hành tại Hà Nội, Hải Phòng và Huế, Trường bá nghệ Sài Gòn. Vào đầu thế kỷ 20 cũng đã xuất hiện nhiều các lớp dạy nghề tại xí nghiệp hay trường nghề…
Từ sau Cách mạng tháng 8-1945 và trong 9 năm kháng chiến chống Pháp: Đã mở ra các trường lớp nhỏ, ngắn hạn, dạy ngay trong chiến khu, khu
vực tự do, chú trọng đến học đi đôi với hành, gắn liền với thực tiễn cho các đội ngũ cán bộ, công nhân quốc phòng, y tế hay sư phạm.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đến năm 1975 khi đất nƣớc tạm chia cắt làm hai miền Nam và Bắc: Dạy nghề phát triển nhằm đáp ứng chiến lược xây dựng và thống nhất đất nước và đáp ứng lực lượng lao động kỹ thuật phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn.
Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ, ngày 09/10/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 200/CP về việc thành lập Tổng cục Đào tạo công
29
nhân kỹ thuật thuộc Bộ Lao động. Lịch sử hình thành, phát triển lớn mạnh của ngành dạy nghề được đánh dấu từ đây.
Giai đoạn 1969 – 1978
Nghị định 42/CP ngày 10/3/1970 của Chính phủ về tăng cường đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật đã định hướng: “Nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật là một nhiệm vụ cách mạng cực kỳ trọng yếu”. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và tiến lên nền sản xuất XHCN, đây là thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Thời kỳ này, dạy nghề phát triển mạnh, mạng lưới các trường nghề tăng nhanh từ 64 trường lên 283 trường (tăng hơn 4 lần), quy mô đào tạo tăng từ 23.000 học sinh lên 162.000 học sinh (tăng hơn 7 lần). Nhà nước quan tâm và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo giáo viên dạy nghề nên hệ thống các Trường Sư phạm Kỹ thuật được hình thành.
Giai đoạn 1978 - 1987
Ngày 24/6/1978 Chính phủ ban hành Nghị định 151/CP quyết định tách Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật khỏi Bộ Lao động và đổi tên là Tổng cục Dạy nghề trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Giai đoạn này, hệ thống trung tâm dạy nghề tại các quận, huyện và thị xã được thành lập nhằm đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động. Quy mô được mở rộng bao gồm 366 trường dạy nghề, 212 trung tâm dạy nghề, toàn ngành có 9.833 giáo viên, học sinh đạt trung bình mỗi năm là 200.000 người. Đây là thời kỳ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tham gia và đăng cai tổ chức Hội nghị những người đứng đầu ngành dạy nghề các nước XHCN; đã đưa khoảng 80.000 thanh niên và người lao động đi học nghề, thực tập nâng cao tay nghề tại Liên xô (cũ), CHDC Đức (cũ), Tiệp Khắc (cũ), Trung Quốc, Triều Tiên, Hunggari, Rumani, Ba Lan và Bungari… Đội ngũ công nhân kỹ thuật sau khi học nghề có điều kiện tiếp cận với nền sản xuất tiên tiến.
30
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa với cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế đã đặt dạy nghề trước những thách thức mới. Tháng 02/1987 Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp.
Năm 1990 tiếp tục sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó dạy nghề sáp nhập với trung học chuyên nghiệp thành Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Giai đoạn này, quy mô dạy nghề có sự suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (chỉ còn khoảng 129 trường dạy nghề với quy mô đào tạo nghề dài hạn khoảng 54.000 người, một số địa phương không có trường dạy nghề...).
Nghị quyết Số 02-NQ/HNTW Trung ương 2 (Khóa VIII) ngày 24/12/1996 về Giáo dục đào tạo tạo tiền đề quan trọng và định hướng phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề đến năm 2000 được ban hành nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn mình, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1998 - 2006
Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, ngày 26/3/1998 Chính phủ đã có Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhằm phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 tái thành lập Tổng cục Dạy nghề. Đây là những quyết định quan trọng tạo bước phát triển mới cho dạy nghề trước ngưỡng cửa thế kỷ 21.
Trước chủ trương của Đảng và Nhà nước ta muốn dạy nghề phát triển mạnh nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, yêu cầu của sự nghiệp công
31
nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong khu vực.
Toàn cầu hoá đang là một xu thế khách quan, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, kỹ thuật - công nghệ ngày càng quyết liệt, lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi dạy nghề phải đổi mới về cơ chế, chính sách và pháp luật.
Các văn bản pháp luật như Luật Giáo dục năm 2005, những quy định học nghề trong Bộ luật Lao động hay các chính sách do Chính phủ ban hành đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động dạy nghề, tháo gỡ một phần những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn.
Giai đoạn từ 2006 đến nay
Lần đầu tiên Luật Dạy nghề được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2007. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng chuyển hệ thống dạy nghề cũ theo Luật Giáo dục 1998 sang hệ thống dạy nghề mới với 3 cấp trình độ đào tạo là cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; tạo điều kiện cho dạy nghề phát triển nhanh và bền vững cả về số lượng, chất lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề và trình độ đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời là công cụ, kim chỉ nam cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề.
Trước yêu cầu đổi với của hệ thống dạy nghề theo quy định của Luật Giáo dục 2005, Luật Dạy nghề và những yêu cầu trong giai đoạn mới, ngày 03/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm kiện toàn bộ máy quản lý dạy nghề. Đây là thời kỳ đánh dấu dạy nghề phát triển mạnh mẽ hơn.
32
Nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dạy nghề thường xuyên theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ, ngày 27/9/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2011/QĐ-TTg. Theo đó, tổ chức bộ máy của Tổng cục Dạy nghề có Vụ Dạy nghề thường xuyên.
Biến động quản lý nhà nước về dạy nghề được thể hiện qua hình vẽ sau:
Hình 2.1: Quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương qua các thời kỳ
Kết quả dạy nghề trong những năm qua
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đã được phục hồi và phát triển. Dạy nghề gắn kết chặt chẽ với sản xuất và tạo việc làm (trong nước và xuất khẩu lao động), xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động, bước đầu đáp ứng được
1969 1978 199 2 1987 1998 - nay Vụ Đào tạo nghề Bộ ĐH- THCN-DN VụTHCN& DN Bộ GD&ĐT Tổng cục đào tạo CNKT Bộ Lao động Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐTBXH Tổng cục Dạy nghề (trực thuộc CP)
33
yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Những kết quả đạt được của đào tạo nghề trong thời gian qua như sau:
Về cơ chế chính sách: hầu hết các lĩnh vực quan trọng được quy định trong Luật Dạy nghề đều có văn bản hướng dẫn thi hành (chỉ còn Điều 86 quy định về Quỹ hỗ trợ học nghề là chưa có văn bản hướng dẫn thi hành). Hệ thống văn bản pháp luật đã tạo nên một hệ thống pháp luật về dạy nghề tương đối đồng bộ, thống nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của dạy nghề.
Về mạng lưới cơ sở dạy nghề: Mạng lưới CSDN được mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. Tính đến 31/12/2013, cả nước có 1.339 CSDN, trong đó có 162 trường CĐN, 302 trường TCN và 875 TTDN. Ngoài ra còn có hơn 700 cơ sở giáo dục khác tham gia dạy nghề.
Về chương trình, giáo trình: Việc xây dựng chương trình dạy nghề đã được đổi mới theo phương pháp tiên tiến của thế giới (phân tích nghề DACUM) với sự tham gia của doanh nghiệp . Các chương trình khung được ban hành đã gắn với yêu cầu của sản xuất kinh doanh , phù hợp thực tiễn sản xuất, gắn với vi ̣ trí làm viê ̣c của người lao đô ̣ng hoặc dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Các chương trình khung được thiết kế đảm bảo tính liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.
Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng nhanh về số lượng (năm 2012 có khoảng 39.260 giáo viên dạy nghề đang dạy ở các trường CĐN, TCN và TTDN, tăng hơn 4 lần so với 2001) và chất lượng từng bước được nâng lên về chuẩn trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và năng lực sư phạm.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: Các cơ sở dạy nghề rất quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề bằng nhiều nguồn như từ nguồn ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA, nguồn tự có của cơ sở dạy nghề và đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn khác. Đến nay đại bộ phận các cơ sở dạy nghề đã được trang bị các thiết bị đáp ứng được yêu
34
cầu của thực hành cơ bản, nhiều trường đã có thư viện điện tử, phòng thí nghiệm…
Quy mô tuyển sinh học nghề tăng gần 3,30 lần (từ 525,6 ngàn người năm 1998 lên 1.707 ngàn người năm 2013, trong đó: dạy nghề trình độ TCN và CĐN tăng 2,85 lần (từ 75,6 ngàn lên 216,1 ngàn).
Cơ cấu nghề đào tạo được điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.
Chất lượng và hiệu quả dạy nghề: đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động; kỹ năng nghề của học sinh/sinh viên tốt nghiệp các trường nghề đã được nâng lên, theo đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo , 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên; kỹ năng nghề của một bộ phận lao động Việt Nam thuộc lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện, cầu đường… đã đạt chuẩn quốc tế, đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do lao động kỹ thuật nước ngoài thực hiện. Gần 80% học sinh, sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, có một số nghề tỷ lệ này đạt trên 90%./.
35
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề
Vụ Dạy nghề chính quy.
Vụ Dạy nghề thường xuyên.
Vụ Giáo viên và Cán bộ quản lý dạy nghề.
Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề.
Vụ Công tác học sinh, sinh viên.
Vụ Kỹ năng nghề.
Vụ Tổ chức cán bộ.
Vụ Kế hoạch - Tài chính.
Vụ Pháp chế - Thanh tra
Văn Phòng
Cục Kiểm định Chất lượng dạy nghề.
Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề.
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
Tổng cục Dạy nghề là tổ chức thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về dạy nghề, bao gồm: Chương trình, giáo
36
trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng dạy nghề, khung trình độ nghề quốc gia, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, tiêu chuẩn giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, quy chế thi, tuyển sinh, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, danh mục nghề đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Dạy nghề có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Tổng cục Dạy nghề thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:
a) Các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về dạy nghề;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển dạy nghề; các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề.
c) Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, quyết định:
a) Các dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư về dạy nghề;
b) Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; quy hoạch mạng lưới, các quy trình chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực dạy nghề.
Giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các
37
văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án, dự án về dạy nghề sau khi được phê duyệt.
Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về dạy nghề, văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ theo quy định của