thống thông tin dạy nghề
Mục tiêu
Tăng cường quyền tự chủ trong các CSDN, xã hội hóa nhằm có thêm nguồn lực để hệ thống thông tin tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Nội dung và cách thức thực hiện
Xác định vai trò, trách nhiệm và phương thức hoạt động hệ thống thông tin dạy nghề của CSDN, đó là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất trong cả hệ thống thông tin của toàn ngành dạy nghề.
Ngành dạy nghề hiện nay đang từng bước cải cách hành chính, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin từ cấp Trung ương (Tổng cục Dạy nghề), cấp tỉnh (thành phố) (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội), tới cấp CSDN (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề). Hệ thống thông tin tương ứng với các cấp quản lý cũng được quan tâm và xây dựng phát triển.
Ở cấp Bộ, Tổng cục Dạy nghề là đơn vị điều hành các hoạt động thông tin quản lý dạy nghề, có trách nhiệm thu thập, xử lý, truyền tải những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển, đổi mới dạy nghề, những chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Ngành. Tổng cục Dạy nghề đã có kế hoạch tổng thể về phát triển CNTT phục vụ cho Ngành, từng bước triển khai các phần mềm quản lý thống nhất. Ứng dụng CNTT trong hoạt động, quản lý dạy và học nghề đã được đưa và chương trình hành động của Chiến lược phát triển dạy nghề thời ký 2012-2020.
Ở cấp tỉnh. Trách nhiệm của bộ phận quản lý thông tin dạy nghề của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cần có cán bộ chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin. Chỉ đạo việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin dạy nghề của ngành trong phạm vi tỉnh, ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin trong ngành giáo dục. Tham mưu với các ngành, các cấp về kế hoạch, về tài chính cần thiết đầu tư để đạt chuẩn hoá về CNTT như trang thiết bị máy móc, nghiệp vụ thông tin, đào tạo nhân lực làm thông tin...mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn đôn đốc công tác thống kê, báo cáo cho các CSDN. Tổ chức nghiên cứu và tham gia các dự án nghiên cứu cải tiến công tác
72
thông tin quản lý của ngành. Phối hợp với các ngành, các tổ chức trong và ngoài tỉnh thu thập, trao đổi về số liệu dạy nghề, giáo dục và các số liệu có liên quan đến phát triển chung của ngành.
Đối với CSDN, đơn vị cơ sở của hệ thống thông tin, có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin, báo cáo thống kê, truyền báo cáo tới các cơ quản quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan trên địa bàn. Các thông tin thu thập được cần được xử lý và sử dụng trực tiếp tại CSDN phục vụ các mục tiêu lập kế hoạch phát triển nhà trường để giúp hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của CSDN, của địa phương. Nhà trường là đơn vị mắt xích cuối cùng thực thi các chủ trương, chính sách, tại đây khi triển khai các chủ trương đổi mới sẽ nẩy sinh nhiều khó khăn, mâu thuẫn. Với việc nắm bắt toàn bộ thông tin từ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, từ thực hiện chủ chương mới như chương trình khung, kỹ năng nghề, đổi mới phương pháp dạy học... sau khi báo cáo với các cấp quản lý các nguồn thông tin đó sẽ được xử lý, được quyết định theo hướng tích cực phát triển đi lên. Những khó khăn, mâu thuẫn sẽ tìm được giải pháp giải quyết, những quyết định mới sẽ được triển khai và hiệu quả của hệ thống thông tin được tăng cường.
Vì vậy để hoàn thiện hệ thống thông tin dạy nghề trong hệ thống dạy nghề các cấp cần triệt để phân cấp từ cấp Bộ, cấp tỉnh tới các cơ sở. Đơn vị CSDN phải trở thành tâm điểm, điểm xuất phát đúng về nguồn dữ liệu thông tin, có điểm xuất phát đúng hệ thống thông tin toàn ngành sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.