Thực trạng Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 54)

Tổng cục Dạy nghề là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề cấp trung ương, các sở Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở địa phương. Tổng cục Dạy nghề có chức năng thẩm định việc thành lập trường cao đẳng nghề, thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ cao đẳng nghề. Các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố có chức năng thẩm định việc thành lập các trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề và đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề. Các CSDN ngoài việc chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của các cơ quan quản lý, còn chịu sự quản lý của các cơ quan chủ quản, địa phương. Việc kết hợp quản lý các CSDN theo ngành và lãnh thổ nhằm phát huy sức mạnh của ngành và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng mặt khác lại nảy sinh rất nhiều khó khăn, CSDN phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan, qua nhiều cấp quản lý dẫn đến hạn chế, chồng chéo trong công tác quản lý.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

Ủy ban nhân dân các Tỉnh/ Thành phố Các Tập Đoàn, Tổng công ty Cơ sở dạy nghề Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

46

Hệ thống thông tin dạy nghề tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống dạy nghề. Hoạt động thông tin quản lý là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng phục vụ công tác quản lý, lập kế hoạch của Tổng cục Dạy nghề, các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các CSDN.

Tại Tổng cục Dạy nghề việc thu thập thông tin chuyên môn do các Vụ/ đơn vị đảm nhận, các thông tin, báo cáo được chia thành 2 loại:

- Thông tin báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, quyết định 43/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông tư 30/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Lao động- Thương binh và Xã hội thì các thông tin do Tổng cục Dạy nghề thu thập và công bố như sau:

Số cơ sở đào tạo nghề: Loại hình; cấp quản lý; loại cơ sở; tỉnh/thành phố; Số giáo viên dạy nghề: Loại hình; cấp quản lý; loại cơ sở; biên chế (cơ hữu/hợp đồng); giới tính; dân tộc; trình độ chuyên môn; tỉnh/thành phố;

Số học sinh học nghề: Loại hình; cấp quản lý; loại cơ sở; số học sinh đầu năm học; tuyển mới; tốt nghiệp; giới tính; dân tộc; trình độ; lĩnh vực đào tạo; tỉnh/thành phố;

Chi cho hoạt động dạy nghề: Nguồn; loại chi; loại hình kinh tế;

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm: Giới tính; đối tượng chính sách (thuộc hộ nghèo; cận nghèo; dân tộc); cấp trình độ; nghề đào tạo; tỉnh/thành phố;

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: Giới tính; tỉnh/thành phố;

Số người được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn: Giới tính; nhóm tuổi; nhóm đối tượng chính sách; nghề đào tạo nông nghiệp/phi nông nghiệp; tỷ lệ có việc làm sau học nghề; tỉnh/thành phố

- Thông tin phục quản lý điều hành của Tổng cục Dạy nghề và các Vụ/ đơn vị: Các thông tin này được thu thập dựa vào yêu cầu quản lý và nhu cầu

47

thông tin của Lãnh đạo Tổng cục, các thông tin này bao gồm cả định kỳ, đột xuất, có biểu mẫu cố định và biểu mẫu thay đổi theo yêu cầu quản lý.

Để thu thập các thông tin trên, tùy theo chức năng nhiệm vụ của các Vụ/ đơn vị sẽ được phân công phụ trách, chủ trì hay phối hợp để có thông tin. Kênh thông tin và cách thức thu thập thông tin là gửi các các văn bản cho các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo hoặc qua các cuộc điều tra xã hội học. Biểu mẫu thu thập thông tin tại phục lục 3.

Các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội khi nhận được báo cáo lại tiếp tục gửi văn bản yêu cầu các CSDN trên địa bàn quản lý yêu cầu báo cáo, sau đó tổng hợp lại và báo cáo Tổng cục Dạy nghề.

Các CSDN khi nhận được báo cáo sẽ tổng hợp các thông tin theo yêu cầu: Các thông tin quản lý sẽ được tổng hợp hoạch chiết xuất từ máy tính, các thông tin cần khảo sát sẽ được tiến hành khảo sát, điều tra. Sau đó tổng hợp và báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

CSDN là cơ sở của hệ thống thông tin quản lý, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở LĐ-TB&XH. CSDN có trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin nhưng chủ yếu chỉ nhằm mục đích để báo cáo lên cấp trên mà không được sử dụng trực tiếp tại CSDN phục vụ các mục tiêu lập kế hoạch phát triển, ra quyết định giáo dục...

Hệ thống chỉ số thông tin dạy nghề

Hệ thống chỉ số thông tin là cơ sở để xây dựng các biểu mẫu thông tin đầu vào và đầu ra, hệ thống chỉ số này phải bao gồm các thông tin phục vụ báo cáo của các cấp quản lý và thông tin để CSDN hoạch định kế hoạch, định hướng phát triển,..

Hệ thống biểu mẫu báo cáo cần có tính bao quát, ổn định và kế thừa, có nghĩa là hệ thống biểu mẫu báo cáo phải được thiết kế bao quát hết các hoạt động dạy nghề, có thể sử dụng lâu dài và thừa kế các thông tin đã có.

Hiện nay ngành dạy nghề đã có các biểu mẫu báo cáo. Tuy nhiên các biểu mẫu báo cáo này còn có nhiều biến động, có nhiều thay đổi về biểu mẫu dựa

48

trên các yêu cầu quản lý của các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục, gây khó khăn cho công tác tổng hợp thông tin và thu thập dữ liệu.

Về cơ chế thu thập thông tin

Ở các CSDN, việc thu thập dữ liệu và báo cáo nhiều khi không làm theo mẫu có sẵn hoặc có mẫu nhưng người làm công tác thu thập dữ liệu chưa hiểu hết nội dung phải báo cáo, trong quá trình tập huấn cán bộ làm công tác thông tin quản lý chưa được thống nhất chung trong toàn Ngành về các chỉ số cần thống kê, các số liệu còn có sự sai lệch, thời gian để lấy số liệu chưa đúng quy định, thời điểm gửi báo cáo không được các CSDN chấp hành nghiêm. Kết quả điều tra về thực trạng chế độ báo cáo dữ liệu từ trường CSDN lên Sở LĐ-TB&XH cho thấy hoạt động này được tiến hành đều đặn, nhưng vẫn còn hiện tượng báo cáo chậm; báo cáo thiếu một số chỉ số thông tin. Như vậy tình trạng báo cáo dữ liệu cần kịp thời, chính xác, đảm bảo độ tin cậy là vấn đề cần có biện pháp khắc phục để cung cấp thông tin có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu công tác quản lý, đặc biệt nguồn thông tin thu thập tại TCDN chưa tập trung thành một đầu mối, còn bị phân định theo yêu cầu của các đơn vị chức năng.

Như vậy có thể nói cùng với sự hoàn thiện của hệ thống thông tin dạy nghề cấp trung ương, hệ thống thông tin dạy nghề các CSDN là bộ phận trực thuộc hệ thống thông tin dạy nghề, mới chỉ được coi như là một nhiệm vụ thống kê, báo cáo số liệu lên cấp trên, chứ chưa phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý của Ban giám hiệu tại nhà trường. Từng CSDN chưa có sự thống nhất và hiểu đúng khái niệm các tiêu chí và chỉ số. Những thông tin được kê khai, thu thập ban đầu tại CSDN chưa đạt được những yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)