dạy nghề
1.2.1. Mục tiêu phát triển dạy nghề
Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhâ ̣p, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.2. Vai trò của hệ thống thông tin dạy nghề trong quản lý nhà nước về dạy nghề dạy nghề
Vai trò của hệ thống thông tin dạy nghề trong quản lý nhà nước về dạy nghề thể hiện:
Thứ nhất, Giáo dục Việt Nam nói chung và Dạy nghề Việt Nam nói riêng đang đứng trước những thách thức về quốc tế hóa, toàn cầu hóa và những ảnh hưởng to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong bối cảnh tiến tới một nền kinh tế tri thức.“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh”. Do vậy, chất lượng dạy nghề phải được nâng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề là phải nâng cao chất lượng công tác quản lý dạy nghề. Muốn vậy phải có thông tin đa dạng, đáng tin cậy phục vụ cho việc thực hiện các chức năng chính của công tác quản lý như : Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra và ra quyết định.
18
Hình 1.5: Vai trò của thông tin quản lý dạy nghề
Từ sơ đồ trên cho thấy Hệ thống thông tin dạy nghề đóng vai trò quyết định trong từng giai đoạn của quá trình quản lý nhằm tạo cơ sở cho việc ra quyết định quản lý. Việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời góp phần đáng kể và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Thứ hai, nhiều nhà quản lý và nghiên cứu dạy nghề cho rằng hệ thống thông tin dạy nghề là công cụ của quá trình quản lý dạy nghề, nó không chỉ phục vụ cho các công tác quản lý mà còn phục vụ cho nhiều hoạt động khác của dạy nghề như cung cấp thông tin tham khảo trong xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, cung cấp giáo trình, đề xuất yêu cầu cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học… Đối tượng cần đến thông tin dạy nghề cũng rất đa dạng, đòi hỏi hệ thống thông tin dạy nghề luôn phải hoàn thiện và đáp ứng.
Thông tin dạy nghề được sử dụng trong rất nhiều công việc và với các mục đích khác nhau. Không chỉ những người làm dạy nghề, giáo dục mới quan tâm mà rất nhiều các ngành khác quan tâm đến vấn đề này trong các công trình nghiên cứu.
Thứ ba, sự phát triển của hệ thống thông tin dạy nghề là nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý. Những yếu kém này thể hiện ở các mặt: cơ chế
Lập kế hoạch Tổ chức
Lãnh đạo Kiểm tra
Ra quyết định Hệ thống
thông tin dạy nghề
Quản lý nhân sự
19
quản lý cứng nhắc, hạn chế sáng tạo, chậm chuyển đổi và chưa giải quyết tốt các mâu thuẫn nội bộ.
Ở chúng ta nhiều hoạt động thông tin: thu thập dữ liệu, cung cấp thông tin không kịp thời. Các chủ trương chính sách chậm được triển khai vào thực tiễn. Các nhà quản lý được cung cấp nhiều thông tin nhưng nhiều khi không phải là những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản lý của họ trong bối cảnh hệ thống dạy nghề ngày càng trở nên đa dạng.