Thống nhất các chỉ số thông tin và các biểu mẫu trong quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 69)

về dạy nghề và CSDN.

Xây dựng các chính sách khuyến khích việc xây dựng, sử dụng và khai thác hệ thống thông tin dạy nghề trong việc quản lý điều hành của các CSDN và các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

Sử dụng đồng bộ các kênh truyền thông, các phương tiện thông tin nội bộ để cung cấp thông tin cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên trong các CSDN, các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.

Thông qua các hình thức và phương pháp quản lý như hội họp, thuyết phục…để tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng về vai trò của thông tin trong quản lý hiện đại, về những yêu cầu đặt ra cho cá nhân khi tham gia vào hệ thống dạy nghề và quản lý dạy nghề đã được tin học hoá.

3.3.2. Thống nhất các chỉ số thông tin và các biểu mẫu trong quản lý dạy nghề nghề

Mục tiêu

Thống nhất các chỉ số thông tin dạy nghề tại Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và CSDN nhằm chính xác hoá các thông tin quản lý từ cơ sở, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cho hoạt động quản lý dạy nghề và sự thống nhất chung về thông tin dạy nghề trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thu thập, xử lý thông tin, ra quyết định về dạy nghề đối với cấp Tổng cục Dạy nghề, cấp Sở và cấp CSDN.

Thống nhất các biểu mẫu đầu ra, các biểu mẫu báo cáo thống kê, kỳ báo cáo, thời gian báo cáo, cơ quan báo cáo, cơ quan nhận báo cáo,.. giúp cho việc xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, không dư thừa.

61

Căn cứ vào các nội dung cần quản lý, xem xét đề xuất các chỉ số thống nhất liên quan đến tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về dạy nghề từ các cơ sở dạy nghề, các chỉ số này cần có sự thống nhất và mang tính pháp lý cao, làm căn cứ để các CSDN thu thập thông tin và báo cáo.

Tiêu chí thông tin quản lý gồm những dấu hiệu đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại, tổ chức và tiến hành các nhiệm vụ quản lý thông qua các lĩnh vực khác nhau về nội dung, tính chất. Chỉ số thông tin quản lý là những đại lượng bằng số dùng để biểu thị cường độ, xu hướng biến động của công tác quản lý, có tính chất lượng hoá quá trình vận động của đối tượng quản lý. Trong thông tin quản lý, các tiêu chí và chỉ số luôn gắn liền với nhau một cách hệ thống, một tiêu chí có thể gắn với một hoặc nhiều chỉ số khác nhau. Các chỉ số theo tiêu chí nào đó tạo nên phạm vi bao quát của tiêu chí, xác định giá trị chung của tiêu chí và mức độ biểu hiện của tiêu chí.

Thống nhất các chỉ tiêu thông tin:

Học sinh: Loại cơ sở (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề); loại hình (Công lập/Tư thục/Có vốn đầu tư nước ngoài); cấp quản lý; tuyển mới/liên thông; độ tuổi; giới tính; dân tộc; trình độ đào tạo; nghề đào tạo; tỉnh/thành phố; đối tượng chính sách (vay tín dụng theo Quyết định 157, cử tuyển, có công, hộ nghèo, dân tộc, đặt hàng đào tạo, lao động nông thôn…); nội trú/ngoại trú; độ tuổi; hộ khẩu thường trú/tạm trú; đối tượng tuyển (tốt nghiệp THCS hoặc THPT hoặc tương đương); kết quả học tập; kết quả rèn luyện; kỷ luật; tốt nghiệp; việc làm sau khi tốt nghiệp.

Giáo viên, giảng viên dạy nghề: Loại cơ sở (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề); loại hình (Công lập/Tư thục/Có vốn đầu tư nước ngoài); cấp quản lý; cơ hữu/thỉnh giảng; tỉnh/thành phố; dân tộc; trình độ chuyên môn; trình độ sư phạm; trình độ kỹ năng nghề; ngoại ngữ; tin học; nhiệm vụ giảng dạy; học hàm, học vị; danh hiệu nhà giáo; năm sinh; thâm niên giảng dạy.

62

Cán bộ quản lý dạy nghề: Loại cơ sở (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp

nghề, Trung tâm dạy nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề); loại hình (Công lập/Tư thục/Có vốn đầu tư nước ngoài); tỉnh/thành phố; giới tính; độ tuổi; cấp quản lý; trình độ chuyên môn; biên chế/hợp đồng; dân tộc; chức vụ; học hàm, học vị; danh hiệu nhà giáo; ngoại ngữ; tin học; lý luận chính trị; quản lý nhà nước; chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề; thời gian giữ chức vụ quản lý (năm); đảng viên.

Cơ sở dạy nghề: Loại cơ sở (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề,

Trung tâm dạy nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề); loại hình (Công lập/Tư thục/Có vốn đầu tư nước ngoài); cấp quản lý; năm thành lập mới/nâng cấp (năm thành lập/nâng cấp); quy mô, ngành nghề, trình độ đào tạo nghề; ngày, tháng cấp); tỉnh/thành phố;

Cơ sở vật chất về dạy nghề: Loại hình (Công lập/Tư thục/Có vốn đầu tư nước ngoài); cấp quản lý; loại cơ sở (Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề; Đại học, Cao đẳng có dạy nghề); số cơ sở đào tạo; diện tích đất quản lý; phòng học lý thuyết; giảng đường; phòng thí nghiệm; xưởng thực hành/thực tập; thư viện; ký túc xá; nhà hành chính hiệu bộ; nhà ăn; nhà luyện tập thể thao; mức độ đáp ứng so với tiêu chuẩn; tỉnh/thành phố.

Tài chính: Nguồn lực trong hoạt động dạy nghề, Chi cho hoạt động dạy nghề: Nguồn; loại hình kinh tế.

Thống nhất hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê dạy nghề:

Các biểu mẫu báo cáo trước hết là phục vụ yêu cầu báo cáo của các cơ quan quản lý. Ở cấp Tổng cục Dạy nghề là các biểu mẫu báo cáo Chính phủ, báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; cấp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là các biểu mẫu báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh/thành phố, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; cấp trường là các biểu mẫu báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ quản, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

63

Các biểu mẫu này phải được thiết kế thống nhất và từ trên xuống, nghĩa là biểu mẫu của cấp quản lý cấp trên là vĩ mô, cấp quản lý càng thấp càng chi tiết và CSDN là cơ sở để cung cấp các thông tin cho biểu mẫu.

Các biểu mẫu được thiết kế để khai thác thông tin quản lý, không thừa, không thiếu và mang tính thực tế.

Cách thức tiến hành

Hệ thống thông tin cần thống nhất trong hệ thống dạy nghề từ Trung ương đến địa phương và đến CSDN. Các biểu mẫu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, nơi nhận báo cáo cũng như thể thức báo cáo cần được cụ thể hóa nhằm đảm bảo sự hiểu đúng và vận dụng chính xác trong quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin trên cơ sở áp dụng CNTT vào công tác thống kê, kế hoạch.

Việc cụ thể hóa và thể chế hóa các thông tin cần được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật, đó chính là thông tư ban hành hệ thống chỉ tiêu thông tin thống kê trong lĩnh vực dạy nghề, bao gồm các thông tin báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, các thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng cục Dạy nghề. Sau khi có những quy định về thông tin thống kê về dạy nghề việc tiếp theo là thông tư quy định các biểu mẫu báo cáo trong đó có các nội dung chính: Biểu mẫu báo cáo, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, kỳ báo cáo.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan ban hành các thông tư, Tổng cục Dạy nghề là cơ quan dự thảo và trình thông tư.

Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khảo sát, đánh giá thực trạng; nghiên cứu thông tin, tư liệu liên quan, chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo, tổ chức lấy ý kiến, chuẩn bị tờ trình và các nội dung liên quan đến dự thảo;

Dự thảo thông tư được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề trong thời gian 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Đồng thời dự thảo thống tư cũng sẽ

64

được lấy ý kiến bằng văn bản đối với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư);

Vụ Pháp chế của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Vụ Kế hoạch- Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư.

Tổng cục Dạy nghề phối hợp với Tổng cục Thống kê, Vụ Kế hoạch- tài chính Bộ nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định và ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chỉnh lý dự thảo và báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để ký ban hành.

Một phần của tài liệu Quản lý hệ thống thông tin dạy nghề luận văn ths giáo dục học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)