Tài nguyên thiên nhiên 3 4-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 43)

2.1.3.1. Khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không đa dạng nhưng cũng vào loại phong phú so với các tỉnh vùng ĐBSCL, bao gồm một số loại sau:

- Sét làm gạch ngói: có trữ lượng lớn nhất vùng ĐBSCL, bao gồm sét phù sa sông Cửu Long (phân bố tại Châu Thành, Sa Đéc, Cao Lãnh) và sét phù sa cổ (phân bố ở Phú Hiệp (Tam Nông) và An Phước (Tân Hồng)); phổ biến là tầng đất sét màu xám vàng, bề dày 1-2m; tổng trữ lượng khoảng 68 triệu m3

- Cát xây dựng trong lòng sông Hậu và sông Tiền, trữ lượng trên 50 triệu m3, hiện đã có quy hoạch khai thác, khối lượng khai thác bình quân 3- 4 triệu m3/năm tuy nhiên cần quan tâm quản lý khai thác để tránh xói lở và

thay đổi dòng chảy.

- Than bùn phân bố ở Phú Đức (Tam Nông), Trường Xuân (huyện Tháp Mười) ở hai dạng: dạng dĩa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền, đầm lầy có nguồn gốc trầm tích kỷ thứ 4. Vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ 0,50 - 1,20m, trữ lượng tính toán sơ bộ khoảng 2 triệu m3. Đến nay nguồn nguyên liệu này vẫn chưa có kế hoạch khai thác sử dụng.

- Sét Kaolin phân bố rộng khắp ở các huyện phía Bắc sông Tiền, có nguồn gốc trầm tích sông. Bề dày trung bình mỏ: 1 - 2,5 m, vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ: 0.6 đến 1,3 m. Thành phần chủ yếu gồm kaolinite 45%, hydromica 40%, montmorillonite 10%, thành phần khác: 5%. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp sành sứ, gốm mỹ nghệ. Trữ lượng sét Kaolin rất lớn và hiện nay mức độ khai thác chưa đáng kể.

2.1.3.2. Thổ nhưỡng

Đồng Tháp có các loại đất chính sau:

a. Đất cát: diện tích 67 ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và được phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng, tuy nhiên do phân bố ở nơi địa hình cao, thoát nước nên phổ thích nghi rộng đối với hoa màu cạn, cây ăn trái.

b. Đất phù sa: diện tích 183.940 ha, chiếm 56,85% tổng diện tích tự nhiên, hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố dọc theo sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới. Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước 2 - 3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa bàn cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái.

c. Đất phèn: diện tích 92.381 ha chiếm 28,55% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn, độ chua cao, giàu đạm và ka li nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng. Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô.

2.1.3.3. Tài nguyên sinh vật

rừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Hiện diện tích rừng bị giảm nhanh để chuyển sang sản xuất nông nghiệp, chỉ còn khoảng 14.574 ha chủ yếu là rừng thứ sinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Đặc biệt khu bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim với diện tích 7.612 ha, thuộc địa bàn 4 xã Phú Thọ, Phú hiệp, Phú đức, Tân Công Sính, huyện Tam Nông, là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với lịch sử tự nhiên của vùng sinh thái tổng hợp giữa điều kiện địa mạo, thủy văn và sinh vật của vùng đất ngập nước, có 147 loài chim nước quý hiếm trong đó có loài Sếu cổ trụi đầu đỏ được cả nước và thế giới quan tâm bảo vệ. Có thể nói Vườn Quốc gia Tràm Chim là vùng đất ngập nước quan trọng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu long và là khu bảo tồn có tầm vóc quốc tế.

2.1.3.4. Tài nguyên đất đai và sử dụng

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp năm 2007 là 337.407 ha, gồm:

a. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp chiếm 274.577 ha (81% diện tích tự nhiên), trong đó 94% diện tích là đất canh tác nông nghiệp, 5% là diện tích đất lâm nghiệp, 1% là đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Năm 2008 diện tích nhóm đất nông nghiệp là 263.527 ha.

b. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp (kể cả sông rạch) chiếm 62.770 ha (19% diện tích tự nhiên), trong đó 23% diện tích là đất ở, 35% là đất chuyên dùng và 42% là sông rạch. Năm 2008 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 73.880 ha.

- Đất ở chiếm 14.335 ha, trong đó đất ở đô thị thuộc vào mức trung bình do trên địa bàn có 2 đô thị lớn là TP Cao Lãnh và TX Sa Đéc, khoảng 1.593 ha (11% diện tích đất ở), đất ở nông thôn chiếm 12.762 ha (89% diện tích đất ở).

Bình quânđất ở/người thuộc vào loại rất cao (86 m2

), trong đó bình quân đất ở đô thị/người 55 m2

; bình quânđất ở nông thôn/người 92 m2

.

-Đất chuyên dùng chiếm 21.681 ha với 283 hađất trụ sở cơ quan, 3.889 hađất quốc phòng an ninh, 942 hađất sản xuất kinh doanh(trong đó có 544

đất khu cụm công nghiệp), 16.566 hađất công trình công cộng.

2.1.4. Phân vùng tổng hợp kinh tế

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, tỉnh Đồng tháp nằm trên 2 vùng sinh thái của vùng ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền-sông Hậu. Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên có kết hợp với thực trạng và định hướng phát triểnkinh tế, có thể chia tỉnh Đồng Tháp thành 3 vùng như sau:

2.1.4.1. Vùng Cao Lãnh ( khu vực 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Cao Lãnh bao gồm TP Cao Lãnh và ba huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, về thực chất là khu vực phía Nam của vùng Đồng Tháp Mười; tổng diện tích tự nhiên 1.467 km2, tổng dân số năm 2008 là 653.486 người, mật độ dân số 445 người/km2 (thấp hơn bình quân toàn tỉnh là 499 người/km2), chiếm 43% diện tích tự nhiên và 39% dân số so với toàn Tỉnh.

2.1.4.2. Vùng Hồng Ngự ( khu vực 2)

Vùng Hồng Ngự là khu vực phía Bắc của vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm thị xã Hồng Ngự và ba huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, TamNông; tổng diện tích tự nhiên 1.117 km2, tổng dân số năm 2008 là 408.729 người, mật độ dân số 366 người/km2 (thấp nhất so với các vùng khác), chiếm 33% diện tích tự nhiên và 24% dân số so với toàn Tỉnh.

2.1.4.3. Vùng Sa Đéc( khu vực 3)

Vùng Sa Đéc bao gồm TX Sa Đéc và ba huyện: Châu thành, Lai Vung, Lấp Vò, thuộc vùng giữa sông Tiền-sông Hậu; tổng diện tích tự nhiên 790 km2, tổng dân số 620.510 người, mật độ dân số 785 người/km2 (cao hơn nhiều so với bình quân toàn tỉnh là 499 người/km2), chiếm 23% diện tích tự nhiên và 37% dân số so với toàn Tỉnh.

2.1.5. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số tỉnh Đồng Tháp tăng chậm, từ 1.478.494 người năm 1995 lên 1.588.756 người năm 2000, tăng bình quân 1,45%/năm, 1.654.680 người năm 2005, tăng bình quân 0,82%/năm 1.682.725 người năm 2008, tăng bình quân 0,56%/năm.

Mật độ dân số trung bình tăng nhẹ từ 457 người/km2

năm 1995 lên 471 người/km2

năm 2000, 491 người/km2

năm 2005 và 499 người/km2

năm 2008, một phần do tác động của di dân cơ học. Năm 2008, các huyện thị có mật độ

cao là khu vực đô thị như thị xã Sa Đéc (1.720 người/km2

), thành phố Cao Lãnh (1.424 người/km2

) hoặc khu vực ven sông Tiền - sông Hậu như Lấp Vò (744 người/km2), Lai Vung (697 người/km2), Hồng Ngự (683 người/km2), Châu Thành (679 người/km2

). Các huyện vùng Đồng Tháp Mười chịu lũ có mật độ dân số thấp: Tân Hồng (264 người/km2), Tháp Mười (245 người/km2), Tam Nông (211 người/km2). Mật độ nêu trên phản ánh quá trình lịch sử định cư và khai phá đất đai của Tỉnh, lúc đầu tập trung ở Sa Đéc, sau đó lan sang các vùng đất lân cận Lấp Vò, Lai Vung, Cái Tàu (Châu Thành), và sau nữa là khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười mở ra Cao Lãnh, Hồng Ngự và các huyện mới khác.

Tuổi thọ trung bình của dân Đồng Tháp đã tăng rất nhanh, từ 56,2 năm 1995 lên 61,9 năm 2000, 68,0 năm 2005 và 70,5 năm 2008. Tuy nhiên, với tỷ lệ chết hằng năm vẫn còn ở mức cao (0,50% năm 1995, 0,35% năm 2000, 0,37% năm 2005 và 0,50% năm 2008) là một thách thức đối với chất lượng dân số.

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hệ thống của các trường liên kết đào tạo đại học tại chức, chuyên tu, các trường Cao đẳng, trường Trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật, nhưng quy mô nhỏ, dẫn đến tình trạng còn thiếu nhiều lao động có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ, nhất là trong các ngành công thương nghiệp và dịch vụ.

Tỷ lệ lao động được đào tạo kể cả truyền nghềtăng từ 17,27% lao động trong độ tuổi năm 1999 lên 25,11% năm 2005 (ĐBSCL là 16,43%, cả nước là 24,80%), gồm 3,78% cao đẳng-đại học-sau đại học, 2,25% trung học chuyên nghiệp, 1,64% công nhân kỹ thuật và 17,45% công nhân được đào tạo sơ cấp/truyền nghề, cao hơn bình quân cả nước; tuy nhiên, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chỉ đạt 7,67%, thấp hơn bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (8%) và cả nước (12,5%). Tỷ lệ lao động được đào tạo năm 2008 ước tăng lên khoảng 30%.

2.2. Thực trạng về huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005-2010

Bảng 2.1 :tình hình huyđộng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010. ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I.GDP ( giá so sánh) 7.417.888 8.476.570 9.814.731 11.440.070 12.713.051 14.368.145 Tốc độ tăng trưởng( %) 14,27% 15,79% 16,56% 11,13% 13,02% II.GDP ( giá thực tế) 9.973.132 12.140.916 15.688.862 20.624.075 23.774.865 27.931.129 Tốc độ tăng trưởng( %) 21,74% 29,22% 31,46% 15,28% 17,48% III. Tổng vốn

đầu tư xã hội 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490

Tốc độ tăng trưởng( %) 22,15% 30,94% 21,29% 27,97% -1,46% Tổng VĐT/ GDP(%) 27,98% 28,07% 28,44% 26,24% 29,14% 24,44% IV. Icor 1,97 1,80 1,58 2,62 1,88 Nguồn Cục Thống Kê Đồng Tháp

Biểu đồ 2.1 : Tình hình huyđộng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010

0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T ri ệu đ n g

GDP theo giá thực tế Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn Cục Thống Kê Đồng Tháp

Qua vào biểu đồ 2.1, cho thấy đường đồ thị tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng lên .Tốc độ tăng trung bình giaiđoạn 2005-2009 là 25,52%, riêng năm 2010

tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm 1,46% so với các năm trước. Khoảng cách giữa đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng nới rộng ra khoảng cách ngày càng xa, đặc biệt từ năm 2007 đến 2010 cho thấy mặc dù tổng vốn đầu tư xã hội tăng khá nhưng còn thấp so với tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP).

Trong 6 năm 2005– 2010, Đồng Tháp luôn giữ mức tăng trưởng cao về giá trị tuyệt đối năm cao luôn cao hơn năm trước. Về tốc độ tăng trưởng từ năm 2005 đến 2008 tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, từ năm 2009 đến 2010 tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại. Cụ thể GDP theo theo giá hiện hành tăng từ 9.973.132 triệu đồng năm 2005 lên đến 27.931.129 triệu đồng vào năm 2010, tương đương với giá so sánh 1994 tăng từ 7.417.888 triệu đồng năm 2005 lên đến 14.368.145 triệu đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,13%/năm trong giai đoạn 2005-2010, tăng trưởng GDP chủ yếu là do các ngành thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại và dịch vụ phát triển nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu thống kê cũng cho thấy nền kinh tế Tỉnh phát triển không cao trong những năm 2009, 2010 do tình hình biến động tài chính khu vực Đông Nam Á, tác động của lạm phát cũng như sự tác động của tình hình kinh tế thế giới từ nữa cuối năm 2008, suy thoái kinh tế xuất phát từ Mỹ đã lan nhanh trên toàn thế giới, gâyảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn nền kinh tế tài chính trong đó có nước ta.

Bảng 2.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế

I/-THEO GIÁ THỰC TẾ ĐVT : triệu đồng

Chia ra

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại và thuỷ sản và xây dựng và Dịch vụ ĐVT:Triệu đồng 2005 9.973.586 5.796.433 1.517.168 2.659.985 2006 12.140.916 6.907.745 1.949.902 3.283.269 2007 15.688.862 8.963.673 2.645.157 4.080.032 2008 20.624.075 11.462.136 3.949.777 5.212.162 2009 23.774.865 12.306.085 5.086.054 6.382.726 2010 27.931.129 13.621.192 6.420.132 7.889.805

Cơ cấu(%)

Chia ra

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại và thuỷ sản và xây dựng và Dịch vụ 2005 100 58,12 15,21 26,67 2006 100 57,02 15,94 27,04 2007 100 57,13 16,86 26,01 2008 100 55,58 19,15 25,27 2009 100 51,76 21,39 26,85 2010 100 48,77 22,99 28,25

II/-THEO GIÁ SO SÁNH ĐVT : triệu đồng

Chia ra

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại

và thuỷ sản và xây dựng và Dịch vụ 2005 7.417.982 4.286.449 1.129.622 2.001.911 2006 8.476.570 4.656.793 1.429.534 2.390.243 2007 9.814.729 5.029.595 1.917.649 2.867.485 2008 11.440.069 5.371.873 2.651.751 3.416.445 2009 12.713.051 5.596.521 3.124.324 3.992.206 2010 14.368.145 5.854.931 3.810.333 4.702.881 ( nguồn Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)

Biểu đồ 2.2 :Giá trị sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực 2005-2010

0 1 .0 0 0 .0 0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 5 .0 0 0 .0 0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 T r iệ u đ n g 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

N ô ng, lâm nghiệp và thuỷ s ản C ô ng nghiệp và xây d ự ng T hư ơ ng m ại và D ịc h vụ

Cơ cấu kinh tế của Tỉnh nhìn chung đã có những chuyển dịch đáng kể. Giá trị sản xuất về cơ cấu đã chuyển dần theo hướng công nghiệp. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2008 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thủy sản chiếm trung bình 56,93%, công nghiệp và xây dựng 16.82%, thương mại dịch vụ 26,25%. Giai đoạn 2009-2010 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thủy sản chiếm trung bình 55,34%, công nghiệp và xây dựng 18,37%, thương mại dịch vụ 26,29%.

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2010

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2010

ĐVT : triệu đồng NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 I/VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377 - Tỷ trọng 33,14% 30,75% 31,07% 28,60% 33,17% 33,53% - Tốc độ tăng 13,36% 32,28% 11,66% 48,40% -0,39%

II/- VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 - Tỷ trọng 66,62% 69,24% 68,07% 71,00% 65,09% 64,87% - Tốc độ tăng 26,94% 28,72% 26,52% 17,33% -1,80% III/- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

6.616 222 38.622 21.598 120.431 109.250

- Tỷ trọng 0,24% 0,01% 0,87% 0,40% 1,74% 1,60%

- Tốc độ tăng -96,64% 17.297,30% -44,08% 457,60% -9,28%

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2010 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000 T riệ u đ ồn g 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Vốn nhà nước Vốn ngoài quốc doanh

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

( Nguồn cục thống kê Đồng Tháp)

Nhìn vào biểu đồ cấu trúc vốn đấu tư cho phát triển ta thấy nguồn vốn khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, phần vốn nước ngoài thì chiếm tỷ trọng không đáng kể cụ thể giai đoạn 2005 đến năm 2010 tỷ trọng trung bình của các nguồn vốn cụ thể như sau: Vốn ngoài quốc doanh chiếm 67,48%, vốn Nhà nước chiếm 31,70%, vốn nước ngoài chiếm 0,80%. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư huy động được trong những năm qua chủ yếu là vốn trong nước, vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Năm 2005 vốn đầu tư toàn xã hội là 2.790.205 triệu đồng trong đó, vốn trong nước là 2.783.589 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99.76%, vốn ngoài nước rất thấp chỉ đạt 6.616 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,34%. Đến năm 2010 , vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 6.825.490 triệu đồng, tăng 145,2% so với năm 2005. Trong đó, vốn đầu tư trong nước đạt 6.716.240 triệu đồng chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 43)