Giải pháp về nguồn vốn 7 3-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 82)

3.4.1.1. Giải pháp huy động vốntừngân sáchNhà nước.

Nguồn vốn NSNN, nhất là vốn ngân sách địa phương cần thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tỷ lệ tích lũy đầu tư từ ngân sách của tỉnh; mở rộng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để phục vụ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế , trong đó có đầu tư hệ thống thủy lợi

phục vụ cho phát triển nông nghiệp, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý thu - chi cho ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành, tăng cường nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nguồn thu cho NSNN, tiếp tục cải cách cơ cấu chi ngân sách địa phương theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

Để tăng vốn từ ngân sách địa phương đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và khu kinh tế cửa khẩu nói riêng thì cần phải thực hiện tốt công tác quản lý và khai thác tốt các nguồn thu cho NSNN; đồng thời hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước, thực hành tiết kiệm để tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển. Cùng với việc hoàn thiện chính sách thuế của trung ương, địa phương cần áp dụng các giải pháp nhằm bồi dưỡng nguồn thu, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu, hạn chế thất thu cho NSNN.

Cần tập trung khai thác tốt các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ đất. Tích cực động viên, khai thác tốt nguồn thu mới như: thuế tài nguyên, thu từ quỹ đất vào ngân sách Nhà nước góp phần tạo nguồn lực cho địa phương giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư phát triển. Tích cực chống các biểu hiện vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ để trốn thuế, lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gian dối để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong diện khó khăn, do đó cần được Trung ương hỗ trợ về ngân sách để đầu tư cho các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế để phát huy lợi thế của Tỉnh và cho các ngành giáo dục, y tế và văn xã.

Tỉnh kiến nghị Trung ương cho thực hiện một số biện pháp sau:

- Đề nghị Trung ương cho Tỉnh được hưởng tỷ lệ điều tiết 100% cho các khoản thu phân chia theo Luật Ngân sách Nhà nước và được ổn định lâu dài.

- Trung ương có cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi, tăng thêm khoản

ngân sách của Trung ương để thực hiện các công trình đầu tư có mục tiêu tác động lớn và lan tỏa đến phát triển kinh tế toàn tỉnh Đồng Tháp và tiểu vùng Đồng Tháp Mười.

- Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh theo quy định tại khoản 5, điều 59 của Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách Tỉnh được thưởng 30% của số tăng thu này. Ngân sách Trung ương thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Tỉnh tương ứng 70% phần còn lại của số tăng thu ngân sách, nhằm bổ sung vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA, chi trả nợ các khoản vay của ngân sách Tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế của Tỉnh.

- Trung ương giúp Tỉnh đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phúc lợi của Tỉnh trong thời kỳ ngân sách Tỉnh chưa đủ khả năng thực hiện phần phân cấp đầu tư; và trong một số trường hợp cho Tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình, vay vốn Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và một số công trình trọng điểm có khả năng thu hồi vốn, theo quy định của pháp luật

3.4.1.2. Giải pháp huy động vốn từ hoạt động tín dụng

Đểcó thể huy động vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Ngoài chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện có cần khuyến khích thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần nước ngoài, hoặc lập chi nhánh của các ngân hàng cổ phần nước ngoài trên địa bàn.Đồng thời, các ngân hàng nên mở các chi nhánh hay phòng giao

dịch trên địa bàn các huyện trong tỉnh để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

- Một thực tế hiện nay là các ngân hàng cũng rất muốn cho vay, nhưng lại không có vốn để cho vay. Trong khi đó tiềm năng vốn trong dân cư còn rất lớn, phần vốn nhàn rỗi trong dân cư đa phần vẫn dành để mua vàng, ngoại tệ, một số khác thì mua nhà, đất và cải thiện các phương tiện sinh hoạt. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải có các giải pháp cụ thể, có tính khả thi mới có thể huy động nguồn vốn này. Muốn vậy, các ngân hàng thươngmạicần đa dạng hóa các hình thức, các công cụ huy động vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư phát triển kinh tế. Quan tâm không những đến các sản phẩm đầu ra mà còn cần phải quan tâm đến việc nuôi dưỡng và phát triển các nguồn vốn huy động để đảm bảo nhu cầu vốn cho vay.

- Khuyến khích áp dụng rộng rãi việc mở tài khoản cá nhân, gửi tiền tiết kiệm, mua các kỳ phiếu, trái phiếu, giảm dần đến bỏ tập quán giữ tiền mặt, trữ vàng để tích lũy.

- Các TCTD cần khuyến khích nhân dân mở tài khoản cá nhân, phải đảm bảo thực hiện thanh toán thuận tiện qua tài khoản này, khuyến khích sử dụng hình thức thẻ thanh toán, mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Với các hình thức thanh toán như vậy nhằm thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để mỗi đồng vốn luôn nằm trong vòng quay liên tục của đầu tư.

- Cần có các biện pháp khuyến khích người dân bỏ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy mô nhỏ và vừa, áp dụng các hình thức ưu đãi về thuế, tiền thu về đất… Điều quan trọng là Tỉnh cần có phương hướng tổng thể, đặc biệt là có các chính sách khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở biết khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, từng khu vực.

- Tạo được sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động của ngân hàng. Tiếp theo, ngoài công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ ngân hàng phải gần gũi, giúp đỡ, tư vấn, góp ý một cách trung thực cho người dân trong việc gửi tiền tiết kiệm và sử dụng tiền, phải giải thích để họ thấy được những lợi ích và sự an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng; thường xuyên sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất trong phạm vi được phép để tác động đến thị trường tiền gửi; tranh thủ giữ vững mối quan hệ hợp tác tốt đối với các khách hàng truyền thống lớn như những khách hàng có tiền gửi thường xuyên, giao dịch chuyển tiền thường xuyên; phát triển thêm các hình thức huy động vốn mới như tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích lũy...Cần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh toán qua ngân hàng.

- Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt trong cơ chế bảo đảm tiền vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng dễ dàng hơn.

-Hàng năm, Tỉnh được tăng hạn mức vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, được bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định để phát triển sản xuất, mở rộng các khu cụm công nghiệp và các dự án khác thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn Tỉnh.

3.4.1.3. Giải pháp huy động vốn từ nước ngoài

Hiện nay đất nước đã bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để thu hút đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài tại ĐồngTháp, trong thời gian tới cần:

- Bảo đảm ổn định về chính trị kinh tế.Đây chính là nhân tố hàng đầu là cơ sở để có nhiều vốn đầu tư nước ngoài chảy vào. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới coi đây là nhân tố cốt lõi trong việc thống

nhất chỉ đạo. Từ khi Việt Nam thực hiện sự nghiệp đổi mới thì ổn định chính trị kinh tế được giữ vững.Tuy nhiên tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực như tham nhũng buôn lậu trốn thuế thất nghiệp gia tăng phân hoá giầu nghèo còn khoảng cách. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để đẩy lùi những tiêu cực về mặt xã hội góp phần làm tăng hiệu quả quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay.

-Định hướng phát triển kinh tế của chúng ta trong thời gian tới là phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đưa nền kinh tế phát triển theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp. Điều này rất phù hợp với việc nâng cao khả năng thu hút FDI vì thế chúng ta phải quan tâm phát triển các ngành công nghiệp thuộc về thế mạnh của tỉnh như là chế biến thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, du lịch….

- Cải cách mạnh thủ tục hành chính, giảm chi phí thuê đất đối với các dự án cần khuyến khích đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định dự án, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư. Giải quyết tốt các thủ tục sau khi cấp phép, đặc biệt là các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.

- Cần phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật bến cảng, đường giao thông, hê thống cầu cống thông tin liên lạc cơ sở hạ tầng khu công nghiệp khu chế xuất khu kinh tế cửa khẩu ….đối với các nhà đầu tư thì cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với kết quả đầu tư, nó có thể tăng tính hấp dẫn hoặc cản trở việc thu hút vốn đầu tư này.

- Đổi mới đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư. Công tác vận độngxúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiên theo một kế hoạch và chương trình chủ động có hiệu quả. Trước hết cần xác định xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản chi phí thoả đáng cho công tác vận động xúc tiến đầu tư thực hiện chủ trương đa phương hoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong mọi tình huống, trên cơ sở quy hoạch ngành sản phẩm lãnh thổ và danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt các ngành các địa phương cần chủ động tiến hành vận đông xúc tiến đầu một cách cụ thể trực tiếp đối với từng dự án trực tiếp với những tập đoàn công ty nhà đầu tư có tiềm năng. Xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trưòng kinh doanh: tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đâu tư sửa đổi một số chính cách để tạo thuân lợi hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài chẳng hạn những vấn đề liên quan tới việc sử dụng đất đai vấn đề vận dụng đất cần soát lại giá cho thuê giải quyết dứt điểm vấn đề về đền bù.

- Một số kiến nghị đối với trung ương:

+ Trung ương khuyến khích các Tổng Công ty trực tiếp đầu tư và dẫn luồng đầu tư FDI vào các dự án trọng điểm như điện, nước, bưu chính viễn thông, cơ kim khí và điện- điện tử

+ Trung ương có cơ chế hỗ trợ phần vốn thiếu của ngân sách Tỉnh từ

nguồn trái phiếu quốc gia, nguồn vốn ODA và viện trợ không hoàn lại (NGO), hoặc vốn ứng trước vào các dự án xây dựng hạ tầng lớn như hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, trường học, bệnh viện đa khoa Tỉnh, bệnh viện đa khoa Huyện thị, trạm y tế xã phường ...

+ Trung ương thúc đẩy các ngành thực hiện nhanh và dứt điểm các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi theo đúng quy hoạch được duyệt và theo đúng phân cấp đầu tư, đặc biệt là đối với các công trình trong điểm của Tỉnh.

+ Trung ương đẩy mạnh phân cấp quyết định đầu tư rộng rãi cho Tỉnh, cho Tỉnh ban hành các cơ chế hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước, trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, chủ yếu là về đất đai và thủ tục trình duyệt các dự án lớn.

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đấu thầu đất để xây dựng một số công trình có chỉ định như phát triển đô thị, xây dựng các khu tái định cư, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại …

+ Cho các đơn vị kinh doanh đất đai nhà ở trong Tỉnh liên doanh với nước ngoài xây dựng và kinh doanh khu dân cư, phố thị, …

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 82)