Huy động từ tín dụng trung và dài hạn: 4 6-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 55)

Bảng 2.5: Huy động vốn trung và dài hạn 2005-2010

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1/-Đầu tư toàn XH 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 2/-Phân theo thời hạn 10.541.228 14.295.548 19.794.000 25.837.000 34.285.000 44.102.000 + Ngắn hạn 9.655.815 13.185.548 18.255.000 23.983.000 31.239.000 39.904.000 + Trung và dài hạn 885.413 1.110.000 1.539.000 1.854.000 3.046.000 4.198.000 3/- Phân theo khu vực 10.541.228 14.268.968 19.794.000 25.837.000 34.285.000 44.102.000 + Nông, lâm, thủy sản 5.376.026 4.856.209 6.709.136 8.757.399 9.957.000 12.368.000 + Công nghiệp, xây dựng 527.061 1.782.076 2.397.184 3.129.032 6.026.000 9.675.000 + Thương mại, dịch vụ 4.638.141 7.630.683 10.687.680 13.950.570 18.302.000 22.059.000

Biểu đồ 2.5: Huy động vốn trung và dài hạn 2005-2010 phân theo thời hạn - 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 T ri ệu đ ồ n g 2005 2006 2007 2008 2009 2010

T ín dụng trung và dài hạn T ổng mức đầu tư toàn xã hội T ín dụng ngắn hạn

Biểu đồ 2.6: Huy động vốnphân theo khu vực2005-2010

- 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 45.000.000 T ri ệu đ n g 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đồ thị doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng, từ năm 2006 biểu thị tăng cao. Điều này cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn tăng khá, đặc biệt là từ năm 2006 trở đi có xu hướng tăng mạnh.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nhiều chủ trương, chính sách được ban hành vừa tạo hành lang pháp lý thông thoáng, vừa hướng

hoạt động của các ngân hàng và các TCTD trên địa bàn vào việc phát triển kinh tế, trong những năm gần đây các ngân hàng và các TCTD trên địa bàn có nhiều cố gắng trong việc huy động tạo nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế. Bằng các biện pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kết hợp chính sách lãi suất thực dương, các ngân hàng thương mại và các TCTD đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi của xã hội. Công tác thu hút vốn qua hệ thống ngân hàng có nhiều tiến bộ nên việc cho vay cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng mức cho vay tăng nhanh, từ 10.541.228 triệu đồng năm 2005, 19.794.000 triệu đồng năm 2007; tăng với tốc độ trung bình 36,92%/nămtrong giai đoạn 2005-2007 và từ 25.837.080 triệu đồng năm 2008, 44.102.000 triệu đồng năm 2010; tăng với tốc độ 30,61%/năm trong giai đoạn 2008-2010.

Tốc độ tăng bình quân cả kỳ 2005-2010 tổng mực cho vay đạt 33,14%. Trong tổng mức cho vay, cho vay ngắn hạn tăng nhanh, từ 9.655.815 triệu đồng năm 2005 lên đến 39.904.000 triệu đồng năm 2010 ; tăng với tốc độ tăng bình quân 32,81%/năm trong giai đoạn 2005-2010.

Tín dụng ngắn hạn đến nay vẫn là hoạt động chính củaNgân hàng, bình quân chiếm 91.51% tổng mức cho vay, đa phần là cho vay theo món, theo trị giá tài sản thế chấp, chưa tạo thế đột phá cho nền kinh tế, trong đó khu vực công thương nghiệp cần được vay trung dài hạn để phát triển nhưng thường được đáp ứng thấp, khiến một số doanh nghiệp dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cố định, làm sai lệch cán cân đầu tư và hiệu quả.

Trong các năm qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Tỉnh thông qua việc càng ngày càng mở rộng thêm đối tượng và các hình thức cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh và cho tiêu dùng. Ngoài chi nhánh Ngân hàngNhà nước với chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, có tất cả hơn 35 đơn vị ngân hàng - tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng trên địa bàn Tỉnh, bao gồm các ngân hàng như :Ngân hàng Đầu

tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng TMCP công thương, ngân hàng TMCP ngoại thương, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Phương Nam, và Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài gòn, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng VP bank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng TMCP Đại tín, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP An Bình

Chức năng chính của các đơn vị này là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cho thuê tài chính theo hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội có đối tượng cho vay là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết những khó khăn cho các đối tượng chính sách xã hội. Với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng đang đẩy nhanh khả năng huy động vốn tại chỗ và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại địa phương.

2.2.3.3. Huy động vốn nước ngoài.

Bảng 2.6 : Huy động vốn nước ngoài 2005-2010

ĐVT : triệu đồng NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 +VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377 + VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 + VỐN ĐT TRỰC

Biểu đồ 2.7: Huy động vốn nước ngoài 2005-2010 - 1 .0 0 0 .0 0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 5 .0 0 0 .0 0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 7 .0 0 0 .0 0 0 8 .0 0 0 .0 0 0 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

Tổ ng m ức đ ầu tư Đ ầu tư trực tiế p c ủa nước ngo ài

Nguồn : Cục thống kê Đồng Tháp

Đường đồ thị vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên xuống bất thường qua các năm, bắt đầu từ năm 2007 trở đi có xu hướng nhích lên chút ít, khoảng cách so với đường đồ thị tổng đầu tư xã hội cách rất xa điều này chứng tỏ vốn nước ngoài huy động được rất nhỏ, từ năm 2007 trở đi có biểu hiện khởi sắc. Giai đoạn 2005-2010, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động vốn nước ngoài chiếm 0,99%. Qua danh mục thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại tỉnh ta thấy số lượng dự án đang giảm dần và vốn đầu tư đăng kí cũng giảm, điều này chứng tỏ là tỉnh chưa có những quan tâm đến dòng vốn này và lựa chọn những dự án với quy mô rộng hơn hay nói cách khác là các nhà đầu tư nước ngoài chưa đánh giá cao năng lực canh tranh của tỉnh.

2.3.Tác động của vốn đầu tư đối với quá trình phát triển kinh tế tỉnhĐồngTháp. ĐồngTháp.

2.3.1 về tăng trưởng kinh tế

- Mặc dù thời gian qua tình hình có nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của Tỉnh tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt 14,13% giai đoạn 2001-2005 đạt 9,9%, cao hơn mức bình quân 5 năm trước là 4,23%/năm; riêng giai đoạn năm

2005-2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,53%/năm, làm cơ sở vững chắc để tăng trưởng trong những năm kế tiếp trong giai đoạn sau. Thu nhập bình quânđầu người tăng khá, bình quân 7,2%/năm trong 10 năm, từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000, hơn 6 triệu đồng năm 2005, 12,3 triệu đồng năm 2008 (tương đương 618 USD) và 16,75 triệu đồng năm 2010 ( tương đương 813 USD) cho thấy đời sống nhân dân có bước cải thiện đáng kể. Việc khai thác thành công đất đai và nguồn nước Đồng Tháp Mười, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học trong canh tác lúa, cây ăn trái và chăn nuôi, tổ chức tốt việc sinh sản cá nhân tạo, đã góp phần giữ vững vai trò đầu tàu trong GDP. Mặt khác việc hình thành các khu cụm công nghiệp và phát triển các đô thị lớn trong Tỉnh cũng đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.

2.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thànhphần kinh tế: phần kinh tế:

- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng:Trong 6 năm 2006-2010, kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 58,12% đến năm 2010 giảm xuống còn 47,77%; Công nghiệp & xây dựngtừ 15,21% tăng lên22,99% và thương mại dịch vụ từ 26,67% tăng lên 28,25%. Nét nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua là cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chất lượng, phát huy lợi thế của từng vùng sản xuất; công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành dịch vụ được chú trọng đầu tư và tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; lao động khu vực I từ 82,4% năm 2000 giảm còn 77,3%; lao động khu vực II từ 6,1% tăng lên 6,7% và lao động khu vực III từ 11,5% tăng lên 16% năm 2005. Năm 2008,

cơ cấu lao động ngành nghề là 61,9% khu vực 1, 7,3% khu vực 2 và 14,6% khu vực 3. Điều này cho thấy lao động nghề nghiệp của Tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhànở nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, ưu đãi đầu tư ... đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế của Tỉnh, theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; phát huy tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế tư doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Đến năm 2008, cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Tỉnh như sau : kinh tếNhà nước chiếm 20,3%; kinh tế ngoài quốc doanh 79,7%.

2.3.3. Về phát triển các ngành kinh tế

Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng, phát triển theo hướng bền vững, từng bước hình thành các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Kinh tế khu vực I tăng trưởng liên tục, ba thế mạnh kinh tế lúa, kinh tế vườn, và kinh tế thủy sản được tập trung chỉ đạo đầu tư và khai thác có hiệu quả. Công tác nghiên cứu và áp dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao đã được chú trọng, các mô hình trồng xen, nuôi xen được áp dụng rộng rãi... góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Giá trị sản phẩm ngành nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 6,43%/năm trong giai đoạn năm 2006-2010 .

Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của Tỉnh là hàng nông sản và thủy sản ... để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Nét nổi bật trong ngành

công nghiệp của Tỉnh thời gian qua là đã thành công trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành chế biến cá, tạo ra những sản sản phẩm có giá trị xuất khẩu, chính nhờ đó đã giải quyết tốt đầu ra, đem lại hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản. Ngành xây dựng cũng tăng trưởng nhanh tương ứng với việc cải thiện đời sống dân cư, nhà ở và các kết cấu hạ tầngkinh tế. Giá trị công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 27,5%/năm trong giai đoạn 2006- 2010.

Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng

đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư như dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm.... Giá trị thương mại dịch vụ du lịch tăng trung bình 18,62%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

2.3.4. Vềhoạt động xuất khẩu:

Với sự tác động của vốn đầu tư đã góp phần tạo cho hoạt động xuất khẩu gặt hái được nhiêu thành công cụ thể như sau:

+ Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001-2005 đạt 565,4 triệu USD, tăng bình quân 13,9%/năm, riêng năm 2008 đạt 460 triệu USD; với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như thủy sản chế biến, gạo, các nông sản chế biến (bánh phồng tôm, bột dinh dưỡng), hàng may mặc, gốm nung ... Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từng bước khai thác được thế mạnh của Tỉnh, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu; cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng CN-TTCN tăng nhanh và tỷ trọng hàng nông sản giảm mạnh phù hợp với xu hướng phát triển. Thị trường xuất khẩu ngày càng phát triển, hiện tại hàng hóa của Tỉnh đã xuất khẩu sang 55 nước, với các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc, Nhật, EU, Hàn Quốc....; thị trường trung gian từng bước giảm mạnh, thị trường trực tiếp phát triển, đã tạo lập được thêm nhiều thị trường mới (Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu…).

nhanh, từ 0,73 triệu USD năm 2001 đã lên đến 10,6 triệu USD năm 2005, 14,2 triệu USD năm 2007 bằng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh, trong đó hầu hết là xuất chính ngạch. Xuất khẩu cũng luôn cao hơn nhập khẩu, tăng từ 0,45 triệu USD năm 2001 lên 4,68 triệu USD năm 2005, 8,30 triệu USD năm 2007 bằng 2,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Tỉnh, phần lớn là nhập tiểu ngạch.

2.3.5. Vềhạ tầng kinh tế

- Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra. Trong đó, đã tập trung đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị, trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, trạm y tế, các công trình văn hóa - xã hội, phục vụ dân sinh,... Nhiều công trìnhđã hoàn thànhđưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩykinh tế Tỉnh phát triển đi lên.

- Lĩnh vực bưu chính viễn thông của Tỉnh phát triển mạnh, và được đầu tư khá hiện đại, năm 2008, mật độ dân sử dụng điện thoại đạt 39,9 máy/100 dân.

- Mạng lưới đô thị tiếp tục phát triển theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn đến năm 2020. Công tác chỉnh trang và xây dựng mới hạ tầng đô thị được quan tâm. Đã được Chính phủ quyết định nâng cấp thị xã Cao Lãnh lên thành phố trực thuộc tỉnh; đang tiếp tục đầu tư hướng lên đô thị loại II đối với thành phố Cao Lãnh;đầu tư hoàn chỉnh tiêu chuẩn đô thị loại III đối với thị xã Sa Đéc, đô thị loại IV đối với các thị trấn Hồng Ngự, Mỹ An và Lấp Vò.Đã hoàn chỉnh thủ tục trình Trung ương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã biên giới. Tỷ lệ đô thị hóa của Tỉnh trong khoảng 17,3%.

- Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở ngập lũ của Tỉnh đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, được Bộ Xây dựng đánh giá cao, là một trong những tỉnh có khối lượng công trình lớn nhất, nhưng hoàn thành

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 55)