Một số bài học kinh nghiệm thiết thực cho quá trình huy động vốn cho

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 37)

vốn cho đầu tư và phát triển.

- Huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là từ quỹ đất công làm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, vốn trong dân cư cho đầu tư trên địa bàn theo mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, đầu tư vào những hoạt động kinh tế mà Tỉnh có lợi thế, tiềm năng phát triển như nông ngư nghiệp, vận tải, công nghiệp chế biến nông thủy sản, thương mại dịch vụ, du lịch, kinh tế biên giới… Trong đó, gắn với việc thực hiện tốt chính sách cung ứng và đào tạo lao động, xây

nhàở cho công nhân, đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết vốn cho nông dân bằng hình thức ứng vốn sản xuất trước thu hồi sản phẩm sau, chính sách xúc tiến đầu tư… trên cơ sở phù hợp với các quy định luật pháp và trong thẩm quyền của Tỉnh, theo tinh thần đổi mới của Chính phủ và tương thích với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Thu hút nguồn lực tập trung xây dựng nhanh các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm thương mại, siêu thị, khu du lịch làm tiền đề phát triển nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng, khu vực thương mại-dịch vụ, sử dụng lao động phi nông nghiệp ngày càng nhiều. Khuyến khích nhân dân xây dựng nhàở mới theo tiêu chuẩn đô thị.

- Thực hiện chính sách 7 sẵn sàng cho mọi trường hợp huy động vốn trong và ngoài nước: sẵn sàng về thôngtin, về đất, về lao động, về viễn thông, về giao thông-điện-nước, về nhàở cho công nhân và về hỗ trợ vốn-thuế.

- Kiến nghị Trung ương có cơ chế chính sách cụ thể riêng cho các tỉnh trong diện còn khó khăn như Đồng Tháp để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa như chính sách về đất đai, về thu hút vốn, bố trí vốn ODA. Thành lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị.

- Bên cạnh nguồn vốn chủ yếu trong nước, cần phải tranh thủ nguồn vốn bên ngoài bằng cách cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách thu hút nguồn vốn này cho phù hợp. Sử dụng vốn bên ngoài có hiệu quả sẽ là đòn bẩy để phát triển kinh tế và tạo thêm vốn trong nước. Đặc biệt là đầu tư tư nhân trên cơ sở qui hoạch định hướng của Nhà nước. Đầu tư tư nhân sẽ được khuyến khích và phát triển khi môi trường kinh tế thuận lợi và có đầu tưNhà nước đi trước trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và thân thiện; thựchiện các ưu đãi về đầu tư nhằm tạo tính hấp dẫn để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giải quyết nhanh gọn, kịp thời vướng mắc của các nhà đầu tư.

hóa, thể thao và các dịch vụ kết cấu hạ tầng xã hội khác, với chế độ ưu đãi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; xây dựng mô hình bệnh viện cổ phần với sự tham gia rộng rãi của xã hội. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; thể dục thể thao; các công trình văn hóa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về huy động vốn, khái niệm vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế , các hình thức huy động vốn để phát triển kinh tế . Tác giả cũng tìm hiểu và chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư phát triển kinh tế . Ngoài ra tác giả còn tìm hiểu một số kinh nghiệm về huy động vốn ở một số tỉnh thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Hậu Giang trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực có thể áp dụng cho tỉnh Đồng Tháp trong quá trình huyđộng vốn đầu tư phát triểnkinh tế ở Tỉnh.

Chương 2

THỰC TRANG HUY ĐỘNG VỐN

ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên

2.1.1. Vị trí tỉnh Đồng Tháp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Longvà quan hệ với các tỉnh thành trên cả nước và quan hệ với các tỉnh thành trên cả nước

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền- sông Hậu với đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài trên 114 km và đoạn sông Hậu dài khoảng 30 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL.

Về ranh giới địa lý, tỉnh Đồng Tháp:

. Phía Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới 48,7 km . Phía Nam giáp tỉnhVĩnh Long và TP Cần Thơ.

. Phía Tây giáp tỉnhAn Giang.

. Phía Đông giápLong An và Tiền Giang

Toàn Tỉnh được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 9 thị trấn, 14 phường và 119 xã. Năm 2009, huyện hồng Ngự được tách lập thành 2 đơn vị hành chánh là thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự.

Về vị trí kinh tế, với các đặc điểm (i) nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực Cần Thơ-An Giang-Cà Mau-Kiên Giang, chịu sự tác động về 2 phía của 2 trung tâm lớn là TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ; (ii) vị trí lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và (iii) địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền,có thể

nói mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp

của tỉnh Đồng Tháp tương đối thấp so với các tỉnh thuộc vùng Bắc sông Tiền

thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam-Campuchia, tỉnh Đồng Tháp lại có nhiều

thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về đường bộ, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có ba trục quốc lộ:

- QL.30 dọc sông Tiền, nối liền QL.1A hướng lên phía Bắc về khu vực biên giới, qua cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng) và nối tuyến tỉnh lộ 841 đến cửa khẩu Thường Phước (Hồng Ngự), được xem là tuyến đường huyết mạch của tỉnh trên vùng Đồng Tháp Mười và cũng là tuyến đường quan trọng trong giao lưu kinh tế cửa khẩu Việt Nam- Campuchia.

- QL.80 xuyên qua vùng giữa 2 sông Tiền - sông Hậu, nối liền QL.1A (sông Tiền) với QL.91 (sông Hậu), được xem là trục giao thông chính từ vùng Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- QL.54 ven sông Hậu hướng về TP Cần Thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đường thủy, trục sông Tiền là tuyến đường thủy quan trọng nối biển Đông với các quốc gia thượng lưu sông Mê Kong và cũng là trục đường thủy quốc tế chính của vùng ĐBSCL. Tuy trục sông Hậu chảy qua tỉnh Đồng Tháp không dài nhưng đây cũng là trục giao thông thủy quốc tế của vùng. Ngoài ra, các kênh rạch lớn như kênh Lấp Vò, Mương Khai (nối liền sông Tiền-Sông Hậu), kênh Trung Ương, Đồng Tiến, Nguyễn Văn Tiếp… đã tạo nên mạng lưới giao thông thủy quan trọng trong giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh vùng ĐBSCL và TP HCM

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù (phần lớn diện tích thuộc vùng Đồng Tháp Mười, thủy vực rộng và đa dạng), hiện nayĐồng Tháp được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ

yếu với các thế mạnh về kinh tế lúa, kinh tế thủy sản, ngoài ra, kinh tế vườn

của Đồng Tháp cũng tương đối phát triển và còn có các vùng bảo tồn sinh

thái rừng ngập đặc thù. Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn Tỉnh chưa phát triển mạnh.

Trong tầm nhìn phát triển dài hạn, với (i) sự phát triển của kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực Cần Thơ-An Giang-Cà Mau-Kiên

Giang; (ii) quá trình hình thành tuyến đường N2-đường Hồ Chí Minh nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi qua vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên; (iii) khả năng phát triển giao lưu kinh tế giữa vùng ĐBSCL với các nước ASEAN qua các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia, Đồng

Tháp có vị trí quan trọng như là tỉnh cửa ngõ của vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng kinh tế cửa khẩu Bắc sông Tiền hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam. Ngoài thế mạnh sẵn có là cung ứng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá, trái cây), Đồng Tháp có nhiều tiềm năng phát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ và phát triển ở mức độ vừa phải khu vực kinh tế công

nghiệp- xây dựng.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên2.1.2.1. Khí hậu, thời tiết 2.1.2.1. Khí hậu, thời tiết

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: (i) nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ; (ii) các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng V đến tháng XI trùng với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV trùng với gió mùa Đông Bắc.

- Nhiệt độ trung bình trong năm 27,0-27,3oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3 oC).

2.1.2.2. Thủy văn

Với 120 km sông Tiền và 30 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km, mật độ sông trung bình 1,86 km/km2.

Mùa lũở Tỉnh Đồng Tháp kéo dài từ tháng VII đến tháng XI, do dòng lũ từ sông Tiền, sông Hậu và dòng tràn từ biên giới Campuchia. So với các huyện phía Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu 10-20 ngày. Vào tháng VII, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước 15/VIII là huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân

Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng còn lại của vùng ĐTM và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước 1/IX. Các vùng ven sông Hâu ngập từ 1/IX đến 15 /IX. Cường suất lũ lên từ 3-4 cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày

Mùa kiệt bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ tháng XII đến tháng V, kiệt nhất là vào tháng IV. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông Tiền và sông Hậu giảm mạnh nhưng mức nước sông Tiền luôn luôn cao hơn sông Hậu.

2.1.2.3. Địa hình

Sông Tiền đã chia tỉnh Đồng Tháp thành 2 vùng lớn:

- Vùng phía Bắc sông Tiền: Thuộc khu vực ĐTM (các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và TP Cao Lãnh) có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, khu vực phía Bắc cũng có những dãyđồi phù sa cổ kéo dài từ phía Nam Campuchia sang, độ cao từ 2-4m. Phía Tây và Tây Nam do phù sa sông Tiền bồi lấp tạo thành dãi đất có độ cao từ 1,5-2m. Vùng nội đồng là một lòng máng trũng, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao từ 0,4-0,75m.

- Vùng phía Nam sông Tiền: Là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu (Huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX SaĐéc), có địa hình dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa.

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên2.1.3.1. Khoáng sản 2.1.3.1. Khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không đa dạng nhưng cũng vào loại phong phú so với các tỉnh vùng ĐBSCL, bao gồm một số loại sau:

- Sét làm gạch ngói: có trữ lượng lớn nhất vùng ĐBSCL, bao gồm sét phù sa sông Cửu Long (phân bố tại Châu Thành, Sa Đéc, Cao Lãnh) và sét phù sa cổ (phân bố ở Phú Hiệp (Tam Nông) và An Phước (Tân Hồng)); phổ biến là tầng đất sét màu xám vàng, bề dày 1-2m; tổng trữ lượng khoảng 68 triệu m3

- Cát xây dựng trong lòng sông Hậu và sông Tiền, trữ lượng trên 50 triệu m3, hiện đã có quy hoạch khai thác, khối lượng khai thác bình quân 3- 4 triệu m3/năm tuy nhiên cần quan tâm quản lý khai thác để tránh xói lở và

thay đổi dòng chảy.

- Than bùn phân bố ở Phú Đức (Tam Nông), Trường Xuân (huyện Tháp Mười) ở hai dạng: dạng dĩa và dạng lòng sông cổ thuộc bưng biền, đầm lầy có nguồn gốc trầm tích kỷ thứ 4. Vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ 0,50 - 1,20m, trữ lượng tính toán sơ bộ khoảng 2 triệu m3. Đến nay nguồn nguyên liệu này vẫn chưa có kế hoạch khai thác sử dụng.

- Sét Kaolin phân bố rộng khắp ở các huyện phía Bắc sông Tiền, có nguồn gốc trầm tích sông. Bề dày trung bình mỏ: 1 - 2,5 m, vỉa mỏ nằm dưới lớp đất mặt từ: 0.6 đến 1,3 m. Thành phần chủ yếu gồm kaolinite 45%, hydromica 40%, montmorillonite 10%, thành phần khác: 5%. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp sành sứ, gốm mỹ nghệ. Trữ lượng sét Kaolin rất lớn và hiện nay mức độ khai thác chưa đáng kể.

2.1.3.2. Thổ nhưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Tháp có các loại đất chính sau:

a. Đất cát: diện tích 67 ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và được phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng, tuy nhiên do phân bố ở nơi địa hình cao, thoát nước nên phổ thích nghi rộng đối với hoa màu cạn, cây ăn trái.

b. Đất phù sa: diện tích 183.940 ha, chiếm 56,85% tổng diện tích tự nhiên, hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố dọc theo sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới. Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước 2 - 3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa bàn cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái.

c. Đất phèn: diện tích 92.381 ha chiếm 28,55% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn, độ chua cao, giàu đạm và ka li nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng. Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô.

2.1.3.3. Tài nguyên sinh vật

rừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Hiện diện tích rừng bị giảm nhanh để chuyển sang sản xuất nông nghiệp, chỉ còn khoảng 14.574 ha chủ yếu là rừng thứ sinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Đặc biệt khu bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim với diện tích 7.612 ha, thuộc địa bàn 4 xã Phú Thọ, Phú hiệp, Phú đức, Tân Công Sính, huyện Tam Nông, là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với lịch sử tự nhiên của vùng

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 37)