Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 2010 4 2-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 51)

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2010

ĐVT : triệu đồng NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 I/VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377 - Tỷ trọng 33,14% 30,75% 31,07% 28,60% 33,17% 33,53% - Tốc độ tăng 13,36% 32,28% 11,66% 48,40% -0,39%

II/- VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 - Tỷ trọng 66,62% 69,24% 68,07% 71,00% 65,09% 64,87% - Tốc độ tăng 26,94% 28,72% 26,52% 17,33% -1,80% III/- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

6.616 222 38.622 21.598 120.431 109.250

- Tỷ trọng 0,24% 0,01% 0,87% 0,40% 1,74% 1,60%

- Tốc độ tăng -96,64% 17.297,30% -44,08% 457,60% -9,28%

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2010 - 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 5.000.000 T riệ u đ ồn g 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Vốn nhà nước Vốn ngoài quốc doanh

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

( Nguồn cục thống kê Đồng Tháp)

Nhìn vào biểu đồ cấu trúc vốn đấu tư cho phát triển ta thấy nguồn vốn khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, phần vốn nước ngoài thì chiếm tỷ trọng không đáng kể cụ thể giai đoạn 2005 đến năm 2010 tỷ trọng trung bình của các nguồn vốn cụ thể như sau: Vốn ngoài quốc doanh chiếm 67,48%, vốn Nhà nước chiếm 31,70%, vốn nước ngoài chiếm 0,80%. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư huy động được trong những năm qua chủ yếu là vốn trong nước, vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Năm 2005 vốn đầu tư toàn xã hội là 2.790.205 triệu đồng trong đó, vốn trong nước là 2.783.589 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99.76%, vốn ngoài nước rất thấp chỉ đạt 6.616 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,34%. Đến năm 2010 , vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên 6.825.490 triệu đồng, tăng 145,2% so với năm 2005. Trong đó, vốn đầu tư trong nước đạt 6.716.240 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,40% và vốn nước ngoài đạt109.250 triệu đồng chiếm 1,6% tăng1.551,30%

so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, tỉnh đã chú trọng kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thực hiện chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp tại các Khu công nghiệp như SaĐéc, Bình Thành,… Trong đó, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, giá thuê đất và các chính sách hỗ trợ lãi suất,… đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính , tạo cơ chế thông thoáng cho các đối tác đến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài còn thấp một phần là do cơ sở hạ tầng của tỉnh còn yếu kém điều kiện đi lại khó khăn.

Trong những năm tới, Đồng Tháp sẽ tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế về tiềm năng, chẳng hạn như về phát triển kinh tế biên giới, du lịch, dịch vụ vận tải, các ngành công nghiệp bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản...

2.2.3.Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2005 – 2010 2.2.3.1. Huy động vốn từ ngân sách Nhà nước

Bảng 2.4 : thu ngân sách giai đoạn năm 2005-2010 ĐVT triệu đồng

Khoản mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010

A 2 3 4 5 6 7

Tổng thu

ngân sách tỉnh 3.181.428 3.749.903 4.873.887 4.775.264 5.906.799 5.548.173 Thu trên địa

bàn 1.425.108 1.957.141 2.390.193 2.856.907 3.148.174 3.516.800 GDP thực 9.973.132 12.140.916 15.688.862 20.624.075 23.774.865 27.931.129 Tỷ lệ thu NS trên địa bàn/GDP 14,29% 16,12% 15,23% 13,85% 13,24% 12,59% Tốc độ tăng thu NS trên địa phương 28,07% 17,87% 29,97% -2,02% 23,70% -6,07% Tốc độ tăng thu NS trên địa bàn 37,66% 37,33% 22,13% 19,53% 10,20% 11,71% Tốc độ tăng thu NS 28,07% 17,87% 29,97% -2,02% 23,70% -6,07% ( Nguồn : Cục thống kê Đồng Tháp)

Biểu đồ 2.4 :thu ngân sách giai đoạn năm 2005-2010 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T ri ệu đ ồ n g

Tổng thu ngân sách tỉnh Thu trên địa bàn GDP thực

( Nguồn cục thống kê Đồng Tháp)

Qua biểu đồ ta thấy đường đồ thị thu ngân sách của tỉnh luôn có xu hướng tăng khá, tăng mạnh trong những năm gần đây. Khoảng cách giữa 2 đồ thị có xu hướng lệch ra xa, cho thấy thu ngân sách của tỉnh mặc dù tăng khá nhưng tốc độ tăng còn tương đối thấp so với tốc độ tăng GDP. Đặc biệt trong giai đoạn 2005 – 2008 tốc độc tăng GDP rất nhanh.

Tổng thu ngân sách của tỉnh tăng từ 3.181.428 triệu đồng năm 2005 lên 4.873.887 triệu đồng năm 2007 và 5.548.173 triệu đồng năm 2010 theo giá hiện hành, tăng bình quân 23,77% /năm trong giai đoạn 2005- 2007, 4,41%/năm trong giai đoạn 2008-2010.

Thu ngân sách trên địa bàn cũng tăng từ 1.425.108 triệu đồng năm 2005 lên 2.390.193 năm 2007 và 3.516.800 triệu đồng năm 2010 theo giá hiện hành, tăng bình quân 29,5%/năm trong giai đoạn 2005-2007 và 13,73% trong năm 2008-2010, là một nỗ lực lớn của ngành tài chánh Tỉnh sau khi phần thuế nông nghiệp gần như không còn đáng kể. Trong tổng thu ngân sách tỉnh 2005-2010, thu ngân sách trên địa bàn chiếm 67,7%, bổ sung từ ngân sách trung ương chiếm 32,29%. Năm 2010 tổng thu ngân

sách tỉnh bằng 1,74 lần năm 2005 theo giá hiện hành, bằng 19,86% GDP. Trong 5 năm gần đây, các khoản thu giao thông qua xăng dầu, các khoản thu từ đất, phí và lệ phí, thuế thu nhập ... tăng nhanh, là tiềm năng quan trọng trong phát triển thu ngân sách cho địa bàn trong tương lai.

Tỉnh đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách để khai thác các nguồn thu và chỉ đạo điều hành có hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh để tạo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi.

Đã huy động được nhiều nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế -xã hội; việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được tập trung hơn, cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển sản xuất - kinh doanh.

2.2.3.2. Huy động từ tín dụng trung và dài hạn:

Bảng 2.5: Huy động vốn trung và dài hạn 2005-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1/-Đầu tư toàn XH 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 2/-Phân theo thời hạn 10.541.228 14.295.548 19.794.000 25.837.000 34.285.000 44.102.000 + Ngắn hạn 9.655.815 13.185.548 18.255.000 23.983.000 31.239.000 39.904.000 + Trung và dài hạn 885.413 1.110.000 1.539.000 1.854.000 3.046.000 4.198.000 3/- Phân theo khu vực 10.541.228 14.268.968 19.794.000 25.837.000 34.285.000 44.102.000 + Nông, lâm, thủy sản 5.376.026 4.856.209 6.709.136 8.757.399 9.957.000 12.368.000 + Công nghiệp, xây dựng 527.061 1.782.076 2.397.184 3.129.032 6.026.000 9.675.000 + Thương mại, dịch vụ 4.638.141 7.630.683 10.687.680 13.950.570 18.302.000 22.059.000

Biểu đồ 2.5: Huy động vốn trung và dài hạn 2005-2010 phân theo thời hạn - 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 T ri ệu đ ồ n g 2005 2006 2007 2008 2009 2010

T ín dụng trung và dài hạn T ổng mức đầu tư toàn xã hội T ín dụng ngắn hạn

Biểu đồ 2.6: Huy động vốnphân theo khu vực2005-2010

- 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 45.000.000 T ri ệu đ n g 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đồ thị doanh số cho vay tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng, từ năm 2006 biểu thị tăng cao. Điều này cho thấy doanh số cho vay trung và dài hạn tăng khá, đặc biệt là từ năm 2006 trở đi có xu hướng tăng mạnh.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nhiều chủ trương, chính sách được ban hành vừa tạo hành lang pháp lý thông thoáng, vừa hướng

hoạt động của các ngân hàng và các TCTD trên địa bàn vào việc phát triển kinh tế, trong những năm gần đây các ngân hàng và các TCTD trên địa bàn có nhiều cố gắng trong việc huy động tạo nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế. Bằng các biện pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kết hợp chính sách lãi suất thực dương, các ngân hàng thương mại và các TCTD đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi của xã hội. Công tác thu hút vốn qua hệ thống ngân hàng có nhiều tiến bộ nên việc cho vay cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng mức cho vay tăng nhanh, từ 10.541.228 triệu đồng năm 2005, 19.794.000 triệu đồng năm 2007; tăng với tốc độ trung bình 36,92%/nămtrong giai đoạn 2005-2007 và từ 25.837.080 triệu đồng năm 2008, 44.102.000 triệu đồng năm 2010; tăng với tốc độ 30,61%/năm trong giai đoạn 2008-2010.

Tốc độ tăng bình quân cả kỳ 2005-2010 tổng mực cho vay đạt 33,14%. Trong tổng mức cho vay, cho vay ngắn hạn tăng nhanh, từ 9.655.815 triệu đồng năm 2005 lên đến 39.904.000 triệu đồng năm 2010 ; tăng với tốc độ tăng bình quân 32,81%/năm trong giai đoạn 2005-2010.

Tín dụng ngắn hạn đến nay vẫn là hoạt động chính củaNgân hàng, bình quân chiếm 91.51% tổng mức cho vay, đa phần là cho vay theo món, theo trị giá tài sản thế chấp, chưa tạo thế đột phá cho nền kinh tế, trong đó khu vực công thương nghiệp cần được vay trung dài hạn để phát triển nhưng thường được đáp ứng thấp, khiến một số doanh nghiệp dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cố định, làm sai lệch cán cân đầu tư và hiệu quả.

Trong các năm qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Tỉnh thông qua việc càng ngày càng mở rộng thêm đối tượng và các hình thức cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh và cho tiêu dùng. Ngoài chi nhánh Ngân hàngNhà nước với chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, có tất cả hơn 35 đơn vị ngân hàng - tổ chức tín dụng hoạt động ngân hàng trên địa bàn Tỉnh, bao gồm các ngân hàng như :Ngân hàng Đầu

tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng TMCP công thương, ngân hàng TMCP ngoại thương, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Phương Nam, và Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài gòn, Ngân hàng Kiên Long, Ngân hàng VP bank, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng TMCP Đại tín, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP An Bình

Chức năng chính của các đơn vị này là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cho thuê tài chính theo hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội có đối tượng cho vay là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách, nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết những khó khăn cho các đối tượng chính sách xã hội. Với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, các tổ chức tín dụng đang đẩy nhanh khả năng huy động vốn tại chỗ và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại địa phương.

2.2.3.3. Huy động vốn nước ngoài.

Bảng 2.6 : Huy động vốn nước ngoài 2005-2010

ĐVT : triệu đồng NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490 +VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377 + VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 + VỐN ĐT TRỰC

Biểu đồ 2.7: Huy động vốn nước ngoài 2005-2010 - 1 .0 0 0 .0 0 0 2 .0 0 0 .0 0 0 3 .0 0 0 .0 0 0 4 .0 0 0 .0 0 0 5 .0 0 0 .0 0 0 6 .0 0 0 .0 0 0 7 .0 0 0 .0 0 0 8 .0 0 0 .0 0 0 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0

Tổ ng m ức đ ầu tư Đ ầu tư trực tiế p c ủa nước ngo ài

Nguồn : Cục thống kê Đồng Tháp

Đường đồ thị vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên xuống bất thường qua các năm, bắt đầu từ năm 2007 trở đi có xu hướng nhích lên chút ít, khoảng cách so với đường đồ thị tổng đầu tư xã hội cách rất xa điều này chứng tỏ vốn nước ngoài huy động được rất nhỏ, từ năm 2007 trở đi có biểu hiện khởi sắc. Giai đoạn 2005-2010, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động vốn nước ngoài chiếm 0,99%. Qua danh mục thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại tỉnh ta thấy số lượng dự án đang giảm dần và vốn đầu tư đăng kí cũng giảm, điều này chứng tỏ là tỉnh chưa có những quan tâm đến dòng vốn này và lựa chọn những dự án với quy mô rộng hơn hay nói cách khác là các nhà đầu tư nước ngoài chưa đánh giá cao năng lực canh tranh của tỉnh.

2.3.Tác động của vốn đầu tư đối với quá trình phát triển kinh tế tỉnhĐồngTháp. ĐồngTháp.

2.3.1 về tăng trưởng kinh tế

- Mặc dù thời gian qua tình hình có nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của Tỉnh tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt 14,13% giai đoạn 2001-2005 đạt 9,9%, cao hơn mức bình quân 5 năm trước là 4,23%/năm; riêng giai đoạn năm

2005-2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,53%/năm, làm cơ sở vững chắc để tăng trưởng trong những năm kế tiếp trong giai đoạn sau. Thu nhập bình quânđầu người tăng khá, bình quân 7,2%/năm trong 10 năm, từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000, hơn 6 triệu đồng năm 2005, 12,3 triệu đồng năm 2008 (tương đương 618 USD) và 16,75 triệu đồng năm 2010 ( tương đương 813 USD) cho thấy đời sống nhân dân có bước cải thiện đáng kể. Việc khai thác thành công đất đai và nguồn nước Đồng Tháp Mười, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học trong canh tác lúa, cây ăn trái và chăn nuôi, tổ chức tốt việc sinh sản cá nhân tạo, đã góp phần giữ vững vai trò đầu tàu trong GDP. Mặt khác việc hình thành các khu cụm công nghiệp và phát triển các đô thị lớn trong Tỉnh cũng đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh.

2.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thànhphần kinh tế: phần kinh tế:

- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng:Trong 6 năm 2006-2010, kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 58,12% đến năm 2010 giảm xuống còn 47,77%; Công nghiệp & xây dựngtừ 15,21% tăng lên22,99% và thương mại dịch vụ từ 26,67% tăng lên 28,25%. Nét nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua là cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chất lượng, phát huy lợi thế của từng vùng sản xuất; công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành dịch vụ được chú trọng đầu tư và tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; lao động khu vực I từ 82,4% năm 2000 giảm còn 77,3%; lao động khu vực II từ 6,1% tăng lên 6,7% và lao động khu vực III từ 11,5% tăng lên 16% năm 2005. Năm 2008,

cơ cấu lao động ngành nghề là 61,9% khu vực 1, 7,3% khu vực 2 và 14,6% khu vực 3. Điều này cho thấy lao động nghề nghiệp của Tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhànở nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 51)