Kinh nghiệm huy động vốn tại Đồng Nai 2 3-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 32)

Bảng 1.1 :Tình hình huyđộng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 của tỉnh Đồng Nai

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

I.GDP ( giá

thực tế) 30.879 36.558 43.036 53.855 61.984 75.899

II. Tổng vốn

đầu tư xã hội 12.946 15.462 20.392 26.736 28.021 31.884,68

Tổng VĐT/

GDP(%) 41,92 42,29 47,38 49,64 45,21 42,01

III.GDP ( giá

Biểu đồ 1.1:Tình hình huyđộng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 của tỉnh Đồng Nai 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T ỷ đ ồ n g

GDP theo giá thực tế Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

( nguồn niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2005-2010)

Tronggiai đoạn từ năm 2005– 2010, Đồng Nai luôn giữ mức tăng trưởng cao, bình quân cả giai đoạn là 13,56%, với tổng vốn đầu tư được huy động đạt 135.441,68 tỷ đồng tính theo giá hiện hành. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm so với GDP ở mức cao vàtăng khá, năm 2005 tỷ lệ nói trên là 41,92% đến năm 2008 tăng lên 49,64%bình quân cả giai đoạn 2005-2010 là 44,74%. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm cho cả giai đoạn 2005-2010 là 19,75%.

Trong những năm qua tỉnh Đồng Nai đạt được những thành tựu như vậy là do tỉnh đã thực hiện tốtmột sốcông táccơ bản như sau:

- Tập trung thu hút, đãi ngộ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn.

nối vào các khu vực tập trung đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh, các tuyến giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao (tài chính, ngân hàng, vận tải – kho bãi, thông tin liên lạc, khách sạn, nhà hàng).

- Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp.

- Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa.

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các nhân tố của nền kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

1.5.3.Kinh nghiệm huy động vốn tạiHậu Giang.

- Hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh cần có những bước đi phù hợp, đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, không nên thấy các địa phương khác có các chính sách gọi là “trải thảm hoa” để mời gọi đầu tư thì địa phương mình cũng “trải thảm hoa” tương tự để kêu gọi đầu tư, như vậy thường không có tác dụng lớn, mà cần phải có những cách làm riêng, những cách làm mang tính đột phá, mà có thể hiểu đơn giản là các biện pháp mang tính độc quyền.

- Không nên quá vội vã trong việc kêu gọi đầu tư mà có thể có những sai lầm không lường trước được sau khi cấp giấy phép đầu tư, chẳng hạn như: Nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính triển khai dự án, áp dụng công nghệ lạc hậu không đúngtheo như quy định ban đầu gây ô nhiễm môi trường, ... Sau một thời gian hoạt động lại xảy ra các “trục trặc” rồi lại rút giấy phép hay các dự án được cấp giấy phép nhưng không triển khai được. Như vậy, việc kêu gọi đầu tư là cần thiết, là cấp bách nhưng phải trên cơ sở khoa học, hợp lý, bền vững và tránh chấp vá như chuyển sang hình thức đầu tư khác: từ liên doanh chuyển sang 100% nước ngoài hay từ liên doanh

chuyểnsang 100% vốn trong nước.

- Việc chào mời, thu hút đầu tư, các địa phương thường cho rằng mình có nguồntài nguyên thiên nhiên phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại; có nguồn lao động dồi dào; giá nhân công rẻ, cộng thêm chính sách giảm giá cho thuê lại đất và các ưu đãi khác cho phép doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có giá thành thấp, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế, điều đó sẽ tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư.

- Sự ổn định tương đối về kinh tế - chính trị, tính nhất quán trong đường lối phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đã tạo sự yên âm cho các nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh giai đoạn 2005-2010 là khoảng 11-13%/năm.

- Sự quyết tâm của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý KCN-CCN và các ngành có liên quan của tỉnh về việc cải thiện môi trường đầu tư.

- Tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án trong và ngoài các KCN-CCN như: về miễn, giảm giá cho thuê đất, thuế,tín dụng, ... với mức ưu đãi nhất để thu hút nhà đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.

- Về thủ tục hành chính: Quy trình và thủ tục thu hút vốn đầu tư của các dự án trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh được thực hiện theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” thông qua cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh và Ban Quản lý KCN-CCN bằng việc rút ngắn một nửa thời gian cấp phép (Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 5 ngày do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 10 ngày làm việc do Ban Quản lý KCN-CCN cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ) so với thời gian quy định chung của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các vănbản có liên quan nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Ngày 19/8/2003 Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định số 2642/2003/QĐ- UB về việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãiđầu tư của tỉnh Vĩnh Long. Hiện tại Vĩnh Long đã xây dựng được 02 khu công nghiệp là Hòa Phú và Bình Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài có những nội dung cơ bản sau:

- Về thủ tục hành chính:

Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí lập thủ tục đến khi được cấp giấy phép đầu tư. Đầu mối giải quyết các thủ tục cho dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp là Sở KH&ĐT, trong khu công nghiệp là Ban Quản lý dự án các khu công nghiệp.

- Về ưu đãi tiền thuê đất

+ Đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp:

Ngoài việc được miễn tiền thuê đất theo quy định của Nhà nước, các dự án trên địa bàn Vĩnh Long được miễn thời gian thuê đất thêm từ 3 - 5 năm và miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 24 tháng.

+ Đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp:

Vĩnh Long có chính sách ưu đãi riêng cho từng khu công nghiệp, nhưng cơ bản có các nội dung sau:

Ngoài các chính sách ưu đãiđầu tư của chính phủ, cònđược hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh như sau:

Miễn 100% tiền thuê đất trong 5 năm đầu cho 5 nhà đầu tư đầu tiên. Giảm tiền thuê đất trong các trường hợp sau:

* Giảm 15% tiền thuê đất cho dự án đầu tư từ 1 triệu đến 5 triệu USD. * Giảm 20% tiền thuê đất cho dự án đầu tư trên 5 triệu USD.

Miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian xây dựng cơ bản, tối đa không quá 24 tháng.

doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp nhưng không quá 3 năm.

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Các dự án đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Long được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%.

+ Mức thuế suất TNDN 10% áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án. Mức thuế suất này không áp dụng cho các dự án nước ngoài đầu tư trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại; cung ứng dịch vụ (trừ các dự án nước ngoài trong các khu công nghiệp).

+ Tất cả các dự án nước ngoài đầu tư vào Vĩnh Long được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

+ Các dự án nước ngoài theo hình thức BOT, BT và các dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp kỹ thuật cao, các dự án xây dựng – kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng, các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn và có tác động lớn đối với kinh tế thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế TNDN trong 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 32)