Kinh nghiệm huy động vốn tại TP.Hồ Chí Minh 2 1-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 30)

+ Thành lập Công ty Tài chínhNhà nước Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 02/02/2010, trên cơ sở được sự đồng ý về nguyên tắc và ủy quyền Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã

ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND về việc thành lập Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị thành phố. Đây là mô hình riêng có của Thành phố nhằm tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đạt được. Từ đó tạo sự chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn trong lĩnh vực huy động vốn và đầu tư; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - không chỉ tại của thành phố Hồ Chí Minh và còn vươn ra cả địa bàn khu vực kinh tế trọng điểm phía nam.

+ Phát hành trái phiếu địa phương để huy động vốn:

Việc phát hành thành công trái phiếu đô thị TP.HCM không những mở ra một kênh huy động vốn mới, có những ưu điểm là có thể có thời hạn dài và ổn định, mức chi phí vốn hợp lý, góp phần đáng kể trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc huy động tín dụng từ các ngân hàng của chính quyền địa phương...mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực hiện chủ trương thí điểm phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương theo cơ chế "tự vay, tự trả" ở nước ta, mở ra triển vọng nâng cao tính tự chủ trong quản lý ngân sách đầu tư của chính quyền địa phương.

+ Xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực dịch vụ công và dịch vụ hạ tầng kinh

tế.

Xây dựng quy chế xã hội hóa đầu tư trong các ngành y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các dịch vụ kết cấu hạ tầng xã hội khác, với chế độ ưu đãi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; xây dựng mô hình bệnh viện cổ phần với sự tham gia rộng rãi của xã hội. Đẩy mạnh hình thức khoán hoặc Nhà nước thuê dịch vụ từ mọi thành phần kinh tế đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ hạ tầng đô thị (công viên cây xanh, cấp thoát nước, duy tu bảo dưỡng cầu đường và các dịch vụ công cộng khác), vừa tạo cơ hội kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, vừa nâng hiệu quả sử dụng ngân sách. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào

các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; thể dục thể thao; các công trình văn hóa.

Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tốt chủ trương này. Cụ thể như các dự án lớn đãđược triển khai như:

- Dự án BOT cầu Phú Mỹ kết nối tuyến đường vành đai số 2 của TP.HCM, hình thành trục giao thông kết nối các tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đồng thời góp phần giảm áp lực giao thông ở khu vực nội ô TP.HCM. Dự án này được UBND TP.HCM ký hợp đồng tín dụng vay vốn nước ngoài cho dự án BOT cầu Phú Mỹ. TP.HCM đã ủy nhiệm cho Quĩ đầu tư phát triển đô thị TP đứng ra vay của Ngân hàng Societe Generale và Ngân hàng Calyon với sự bảo lãnh của Bộ Tài chính để cho Công ty BOT cầu Phú Mỹ vay lại 93 triệu USD, thời hạn vay là 10 năm và ba năm ân hạn.

- TP HCM công khai hóa, minh bạch hóa công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng việc xử lý rác thải và các loại chất thải khác phát sinh trong hoạt động công nghiệp. Đã có nhiều nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện như: Tổng Giám đốc Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam bỏ ra 90 triệu USD đầu tư xây dựng toàn bộ bãi rác Đa Phước do ông David Dương (một Việt kiều Mỹ)…

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 30)