Quan điểm huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 81)

Đồng Tháp trong thời gian tới.

- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

- Xây dựng đồng bộ nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy mạnh công tác đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy nguồn lực.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

- Huy động tối đa các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, đặc biệt là từ quỹ đất công làm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước từ đó thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp làm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

- Hàng năm, Tỉnh được tăng hạn mức vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, được bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định để phát triển sản xuất, mở rộng các khu cụm công nghiệp và các dự án khác thuộc diện ưu đãi đầu tư trên địa bàn Tỉnh.

- Đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có khả năng thu hồi vốn, Uy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc huy động đầu tư theo các hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao), BTO (xây dựng-chuyển giao-vận hành), BT (xây dựng- chuyển giao) và các hình thức khác, Tỉnh được thực hiện các giải pháp tài chính như bù một phần chênh lệch giữa chi phí và giá dịch vụ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực theo quy định của pháp luật.

-Ủy ban Nhân dân Tỉnh được quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho Tỉnh không phụ thuộc vào quy mô các khoản viện trợ (trừ các khoản viện trợ bắt buộc phải báo cáo với Chính phủ).

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 81)