Giải pháp về an ninh quốc phòng: 8 5-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 94)

Trong thời kỳ đổi mới, mối quan hệ biện chứng giữa hai lĩnh vực kinh tế với quốc phòng – an ninh đã được nhìn nhận khá toàn diện và sâu sắc. Mục tiêu của sự kết hợp ấy là khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tổng hợp, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốcnhằm đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, bền vững và xây dựng, tăng cường quốc phòng– an ninh được giữ vững. Vì vậy, tăng cường quốc phòng – an ninh đã trở thành một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế và ngược lại kinh tế phát triển sẽ đảm bảo quốc phòng– an ninh được củng cố vững chắc.

Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp xác định: “Tập

trung phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế, trọng tâm là giao thông, tạo nền tảng

cho kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững… Bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Để làm tốt công tác phát triển kinh tế gắn với xây dựng khu vực phòng thủ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Đồng tháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo, các ngành chức năng cần tập trung vào một số nội dung:

Công tác quốc phòng - an ninh phải tiếp tục phòng chống có hiệu quả âm mưu "Diễn biến hoà bình - bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch, giữ vững

ổn định chính trị và trật tự và an toàn xã hội; chủ động tấn công kẻ địch và các loại tội phạm, không để xảy ra đột biến bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của Tỉnh. Cần tăng cường sự lãnhđạo của các cấp ủy đảng và vai trò quản lý, điều hành của chính quyền có hiệu quả; tinh thần tích cực tự giác của toàn Đảng bộ, toàn quân và mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh đối với công tác quốc phòng - an ninh. Chủ động nắm tình hình an ninh trên lĩnh vựckinh tế, kịp thời phát hiện và xử lý các yếu tố xấu mới nảy sinh, không để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Tỉnh; tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm công nghệ cao; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động kích động, tập hợp công nhân đình công, lãn công, tạo môi trường ổn định để phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh.

Chủ động kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh và quốc phòng - an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát triển các dự án, chương trình, các khu kinh tế trọng điểm của Tỉnh như: khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Trần Quốc Toản, tuyến công nghiệp kênh xáng Lấp Vò – Sa Đéc và Quốc lộ 54 – sông Hậu, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp phải cân đối cả phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt các đề án kinh tế - quốc phòng trong toàn Tỉnh, lồng ghép chương trình xóa đói, giảm nghèo, quân dân y kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; giải quyết kịp thời, có hiệu quả mọi vấn đề phức tạp từ cơ sở; tận dụng lợi thế địa hình, phát triển trồng rừng, cải tạo địa hình xây dựng thế trận phòng thủ, nhất là các cụm, tuyến dân cư vùng biên giới; đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế tạo thế liên hoàn trong công tác phòng thủ.

Phát triển thế mạnh của khu vực kinh tế cửa khẩu, có chính sách, bảo đảm môi trường đầu tư, lưu thông hàng hóa thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh phát triển. Gắn quốc

phòng – an ninh với xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước, Dinh Bà và các chợ đường biên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa,giao lưu văn hóa, thông tin giữa dân cư hai bên biên giới, góp phần tích cực ổn định tình hình trật tự an ninh biên giới ngày càng tốt hơn. Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành Tỉnh và địa phương vùng dự án triển khai thực hiện các chương trình lồng ghép để chuyển dịch cơ cấu kinh tế; làm tốt công tác di dân vào cụm, tuyến dân cư; tổ chức triển khai có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dự án đề ra, góp phần xây dựng vùng dự án mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng– an ninh.

Phát triển kinh tế làm tăng thêm nguồn lực quốc phòng - an ninh và quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế của Tỉnh. Xây dựng quốc phòng - an ninh vững mạnh trên cơ sở nền kinh tế của Tỉnh phát triển nhanh và bền vững; ngược lại, phát triển kinh tế nhanh và bền vững thì phải trên cơ sở quốc phòng - an ninh vững chắc. Các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh cần tăng cường cảnh giác cách mạng, thống nhất ý chí và hành động, ra sức phát triển kinh tế, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân và thế trận biên phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của Tỉnh.

Nói tóm lại, làm tốt công tác quốc phòng, an ninh là làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tếTỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững

Kết luận chương 3:

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triểnkinh tế ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 – 2010ở chương 2, kết hợp cơ sở lý luận ở chương 1 và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp,

dự báo về nhu cầu vốn đầu tư và khả năng huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế tại tỉnh Đồng Tháp, luận văn đã đưa một số giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp từ 2011 đến 2020. Hy vọng rằng giải pháp này sẽ được các cơ quan hữu quan nghiên cứu để thực hiện, góp phần tích cực vào sự thành công trong việc huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế cho tỉnh Đồng Tháp đạt được mục tiêu đề ra nói riêng và thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh nói chung.

KEÁT LUAÄN

Có thể khẳng định rằng việc huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vũng. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách trong việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triểnkinh tế. Tổng nguồn vốn huy động ngày càng nhiều, cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng công nghiệp – thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động còn thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nguồn vốn còn phụ thuôc phần lớn vào nguồn ngân sách cấp trên.

Mục tiêu chiến lược của tỉnh Đồng Tháp là phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tếvà bảo vệ môi trường. Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đưa hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư ba thế mạnh kinh tế lúa, kinh tế vườn và kinh tế thủy sản đi vào chiều sâu.

Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phục vụ phát triểnkinh tế cần phải có hệ thống các giải pháp huy động vốn một cách tích cực, hiệu quả. Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2005- 2010, dự báo nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 –2020, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế của Tỉnh Đồng Tháp đên năm 2020. Các đề xuất này nếu được cấp chính quyền địa phương của Tỉnh quan tâm xem xét và tổ chức thực hiện đồng bộ sẽ tác động và tạo bước chuyển tích cực trong công tác huy động vốn cho đầu tư phát triểnkinh tế Tỉnh trong thời gian tới, nhằm phát triển nhanh kinh tế, làm khâu đột phá đưa kinh tế Tỉnh tiến nhanh và hội nhập vào các xu thế phát triển chung của vùng, cũng như của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Sử Đình Thành, TS Vũ Minh Hằng (2008), Nhập môn tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

2. PGS.TS Sử Đình Thành, TS Bùi Thị Mai Hoài (2009), Tài chính công

và phân tích chính sách thuế, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

3.TS Nguyễn Trọng Hoài (2007), Kinh tế phát triển , Nhà xuất bảnLao Động.

4. TS. Phạm Văn Năng, TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Sử Đình Thành

(2002), Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020 , Nhà xuất bản Thống kê. 6. Nguyễn Bảo Lâm (2010), Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2020,luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Vương Ngọc Bảo Hà (2009), Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh

tế biển Bạc Liêu đến năm 2020, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

8. Đinh Việt Tiến (2009 ), Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai trong tiến trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Huỳnh Thị Nguyệt Anh ( 2009), Huy động vốn cho đầu tư phát triển

kinh tế- xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Lê Vũ Phương Thảo ( 2008), Huy động vốn cho đầu tư phát triển

ngành rau quả của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Quốc Đoàn Kết (2009), Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào

các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Giác Trí (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại

học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

13. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

14. Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai từ 2005 đến 2010. 15. Niên giám Thống kê tỉnh ĐồngTháp từ 2005 đến 2010. 16. Các Website

Công ty đầu tư tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh http://www.hfic.vn/?act=content&cat=16

Thành Phố Hồ Chí Minhhttp://www.hochiminhcity.gov.vn/default.aspx Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www.mpi.gov.vn

Báo Thanh niên http://www.thanhnien.com.vn Báo đầu tư http://www. vir.com.vn

Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn

Thời báo kinh tế Việt Nam http://www.vneconomy.com.vn

Tạp chí Phát triển kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh http://www.ueh.edu.vn

Tỉnh Hậu Giang http://www.haugiang.gov.vn Tỉnh Đồng Tháp http://www.dongthap.gov.vn Tỉnh Vĩnh Long http://www.vinhlong.gov.vn Tỉnh Đồng Naihttp://www.dongnai.gov.vn

GIAI ĐOẠN 2005-2010 TỈNH ĐỒNG THÁP ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 I.GDP ( giá so sánh) 7.417.888 8.476.570 9.814.731 11.440.070 12.713.051 14.368.145 Tốc độ tăng trưởng( %) 14,27% 15,79% 16,56% 11,13% 13,02% II.GDP ( giá thực tế) 9.973.132 12.140.916 15.688.862 20.624.075 23.774.865 27.931.129 Tốc độ tăng trưởng( %) 21,74% 29,22% 31,46% 15,28% 17,48%

III. Tổng vốn đầu tư xã hội 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490

Tốc độ tăng trưởng( %) 22,15% 30,94% 21,29% 27,97% -1,46% Tổng VĐT/ GDP(%) 27,98% 28,07% 28,44% 26,24% 29,14% 24,44%

PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ I/-THEO GIÁ THỰC TẾ

Chia ra - Of which

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại và thuỷ sản và xây dựng và Dịch vụ Triệu đồng 2005 9.973.586 5.796.433 1.517.168 2.659.985 2006 12.140.916 6.907.745 1.949.902 3.283.269 2007 15.688.862 8.963.673 2.645.157 4.080.032 2008 20.624.075 11.462.136 3.949.777 5.212.162 2009 23.774.865 12.306.085 5.086.054 6.382.726 2010 27.931.129 13.621.192 6.420.132 7.889.805

Cơ cấu- Structure (%)

2005 100 58,12 15,21 26,67 2006 100 57,02 15,94 27,04 2007 100 57,13 16,86 26,01 2008 100 55,58 19,15 25,27 2009 100 51,76 21,39 26,85 2010 100 48,77 22,99 28,25 II/-THEO GIÁ SO SÁNH Chia ra - Of which

Tổng số Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại và thuỷ sản và xây dựng và Dịch vụ 2005 7.417.982 4.286.449 1.129.622 2.001.911 2006 8.476.570 4.656.793 1.429.534 2.390.243 2007 9.814.729 5.029.595 1.917.649 2.867.485 2008 11.440.069 5.371.873 2.651.751 3.416.445 2009 12.713.051 5.596.521 3.124.324 3.992.206 2010 14.368.145 5.854.931 3.810.333 4.702.881 ( nguồn Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)

ĐVT: Triệu đồng NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490

I/VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377

1/-Vốn Nhà nước 655.113 909.765 1.041.681 1.161.983 1.758.754 1.924.095 - vốn ngân sách trung ương 129.290 235.338 283.715 204.679 669.009 532.539 - Vốn ngân sách địa phương 525.823 674.427 757.966 957.304 1.089.745 1.391.556 2/- Vốn vay 167.117 51.089 143.559 147.203 208.220 65.577 - Tín dụng đầu tư của Nhà nước 109.482 24.085 124.258 118.223 173.825 38.507 - Tín dụng khác 57.635 27.004 19.301 28.980 34.395 27.070 3/- Vốn tự có của DNNN 62.145 73.440 96.732 74.838 181.566 137.404 4/- Vốn khác 40.245 13.876 104.524 164.129 148.908 161.301

II/- VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vốn của tổ chức, của doanh nghiệp 364.834 413.549 912.513 1.426.257 1.885.940 1.241.477 - Vốn cá nhân hộ gia đình 1.494.135 1.946.275 2.125.018 2.416.751 2.623.138 3.186.386

III/- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6.616 222 38.622 21.598 120.431 109.250

- Liên doanh với nước ngoài 30.384 21.028 14.950 11.602 - Vốn 100% nước ngoài 6.616 222 8.238 570 105.481 97.648

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2.790.205 3.408.216 4.462.649 5.412.759 6.926.957 6.825.490

I/VỐN NHÀ NƯỚC 924.620 1.048.170 1.386.496 1.548.153 2.297.448 2.288.377

- Tỷ trọng 33,14% 30,75% 31,07% 28,60% 33,17% 33,53% - Tốc độ tăng 13,36% 32,28% 11,66% 48,40% -0,39%

II/- VỐN NGOÀI QUỐC DOANH 1.858.969 2.359.824 3.037.531 3.843.008 4.509.078 4.427.863 - Tỷ trọng 66,62% 69,24% 68,07% 71,00% 65,09% 64,87% - Tốc độ tăng 26,94% 28,72% 26,52% 17,33% -1,80%

III/- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6.616 222 38.622 21.598 120.431 109.250 - Tỷ trọng 0,24% 0,01% 0,87% 0,40% 1,74% 1,60% - Tốc độ tăng -96,64% 17297,30% -44,08% 457,60% -9,28%

Khoản mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu- Total revenue 3.181.428 3.749.903 4.873.887 4.775.264 5.906.799 5.548.173 A.Thu trên địa bàn 1.425.108 1.957.141 2.390.193 2.856.907 3.148.174 3.516.800

Revenue in local area

I. Thu nội địa- Domestic revenue 1.114.091 1.354.550 1.883.367 2.272.913 2.379.522 2.916.800

1. Thu từ kinh tế trung ương 89.115 92.535 116.988 174.914 255.097 300.000 2. Thu từ từ kinh tế địa phương 48.229 44.802 101.879 76.046 172.867 170.000 3. Thuế TTCN, TN và DV ngoài QD 237.081 271.918 369.340 554.956 654.562 760.000 4. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.193 770 884 963 771 700 5. Thu xổ số kiến thiết 280.003 349.410 382.047 452.765 500.749 800.000 6. Thu từ KV có vốn đầu tư nước ngoài 1.037 582 632 2.435 784 1.000

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 94)