0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Huy động từ tín dụng trung và dài hạn 57

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 (Trang 66 -66 )

* Những kết quả đạt được :

- Ngành Ngân hàng đã có nhiều cố gắng cải tiến phương thức huy động vốn và cho vay, do vậy vốn huy động tại địa phương tăng đều qua các năm.

đã thành công khi vay vốn ngân hàng, có 70 DN cho rằng (khá dễ, tương đối dễ), chiếm tương đương là (35% và 35%) đã vay vốn với thủ tục dễ dàng của ngân hàng, chỉ có 22 DN cho là khó, các mức độ còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp ( xem bảng 2.7 ) .

Bảng2.7: Khả năng tiếp cận với các khoản vay ngân hàng

ĐVT: doanh nghiệp

Mức độ khó khăn để được vay vốn ngân hàng Doanh nghiệp Tỷ trọng (%) - Rất dễ 3 0,03 - Khá dễ 35 0,35 - Tương đối dễ 35 0,35 - Khó 22 0,22 - Rất khó 5 0,05

Nguồn : Nguyễn Giác Trí (2008), Một số giải pháp nhằm phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Đồng Tháp, luân văn thạc sĩ kinh tế, trường đại

học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

* Những tồn tại :

- Do kinh tế tăng khá nhanh, nguồn vốn thường không đáp ứng đủ nhu cầu.

- Cơ cấu thời gian của tín dụng cũng chưa thật sát với chu kỳ sản xuất, hạn mức thấp, các thủ tục pháp lý và cơ cấu tín dụng trung dài hạn thấp vẫn còn là cản ngại cho khu vực công thương nghiệp, vừa làmảnh hưởng không ít đến hoạt động của Ngân hàng trong các năm qua, vừa chưa phát huy được thế mạnh kinh tế của Tỉnh.

- Trên địa bàn Tỉnh, chưa có chi nhánh của ngân hàng thương mại nước ngoài, khiến việc dẫn luồng đầu tư FDI vào Tỉnh cũng còn rất hạn hẹp.

- Về mức độ khó khăn chủ yếu để được vay vốn ngân hàng phổ biến nhất là mức vay không đủ đáp ứng yêu cầu, chiếm 39%; ngân hàng thế chấp

lớn hơn khả năng của DN, chiếm 17%; thủ tục rườm rà, chiếm 12%; còn hình thức khác chiếm 32%.

* Nguyên nhân

Công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn.

Từ thực trạng vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng cho sự phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu còn hạn chế, qui mô tín dụng trung và hạn còn thấp, chưa tương ứng với tiềm năng, hay nói một cách khác các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng.

2.4.3.Huy động từ nước ngoài

* Những kết quả đạt được :

Vài năm gần đây các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài quy mô tương đối khá, nhưng giá trị sản xuất chưa lớn, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài mới hoạt động từ năm 2004 chiếm 0,17% năm 2005 và 3,65% năm 2008.

* Những tồn tại:

- Các nguồn lực được huy động chỉ đạt trên dưới 30% GDP, trong đó huy động trong dân hơn 60%, vốn nước ngoài (FDI) chưa đến 1%, chưa đủ sức để đầu tư các chương trình phục vụ phát triển kinh tế Tỉnh và do đó, những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện.

- Mặt khác, đầu tư trong các năm qua chủ yếu tập trung cho những dự án, công trình mang lợi ích trực tiếp trước mắt về kinh tế; do đó tuy kết cấu hạ tầng xã hội cũng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, làm chậm sự phát triểnkinh tế.

- Vốn ODA được phân bố trên địa bàn ít, chủ yếu là thông qua các Bộ, ngành giáo dục, y tế và giao thông nông thôn. Các công trình lớn về thủy lợi, cầu đường, năng lượng, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường chưa được ODA..

* Nguyên nhân :

trình tuyến N1, N2 đang trong giai đoạn thi công, cầu Cao Lãnh, Cầu Vàm Cống thì chưa khởi công xây dựng … từ các tỉnh thành đi vào TP Cao Lãnh chỉ duy nhất có 01 con đường QL 30 nhưng lại nhỏ hẹp. Hệ thống bến cảng chưa được đầu tư đúng mức, tuy là tỉnh có tiềm năng về vận tải thủy ( hơn 140km tiếp giáp với sông Tiền và Sông Hậu) .

- Công tác xúc tiến đầu tư có thực hiện nhưng chưa đủ mạnh, chưa có đội ngủ chuyên trách thực hiện công tác này.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã làm bật rõ các vấn đề sau:

- Khái quát về vị trí địa lý kinh tế và đặc điểm về tài nguyên tự nhiên xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

- Phân tích thực trạng về huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005-2010.

- Đánh giá tác động của vốn đầu tư đến quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua.

- Chương này cũng rút ra được những kết quả đạt được và tồn tại trong quá trình huy động vốn giai đoạn 2005 – 2010. Đây là cơ sở để dự báo và đề xuất các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp đến năm2020 2020

3.1.1. Các mục tiêu chiến lược :

- Phát triển nhanh nền kinh tế, đưa GDP đầu người lên mức thu nhập trung bình (middle-income), giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, chỉ số HDI đạt mức phát triển con người trung bình cao.

- Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kinh tế giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục và y tế; nối mạng hạ tầng hoàn chỉnh với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Định hình các khu cụm kinh tế công thương nghiệp, làng nghề, khu cụm du lịch sinh thái, khu nông nghiệp kỹ thuật cao, củng cố cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển .

- Định hình các khu dân cư, giải quyết tốt tái định cư, đảm bảo mỗi hộ dân đều có nhàở phù hợp.

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực

+ Đối với khu vực Nhà nước: đào tạo được lực lượng công chức có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ và xây dựng đội ngũ, bộ máy nhân sự vững mạnh trong sạch cho yêu cầu trước mắt, tiến đến tổ chức chính quyền điện tử, chuẩn bị cho phát triển bền vững sau năm 2010.

+ Đối với khu vực sản xuất kinh doanh: đào tạo được lực lượng công nhân lành nghề, trung cấp và cao cấp phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế , giải quyết tốt lao động từ nông nghiệp chuyển sang.

3.1.2. Phương hướng phát triển

3.1.2.1. Phát triển sản xuất kinh doanh :

- Hoàn chỉnh và mở rộng 3 khu công nghiệp tập trung hiện có (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, Sông Hậu), phát triển thêm các khu công nghiệp - đô thị Ba Sao, Tân Kiều, Trường Xuân - Hưng Thạnh và 30 cụm nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở 12 huyện, thị xã, thành phố nhằm tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp Tỉnh.

- Nhanh chóng đổi mới công nghệ và trang thiết bị, mở rộng quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có nhằm chế biến sản phẩm có chất lượng cao, đạt chất lượng quốc tế, đưa thẳng vào siêu thị cả nước. Đặt trọng tâm thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chế biến xuất khẩu các loại thực phẩm từ thủy sản, gạo chất lượng cao, rau quả đặc sản, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, trang phục áo quần, giày dép xuất khẩu, vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí - điện - điện tử. Xây dựng chiến lược thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại và áp dụng chặt chẽ quản lý chất lượng theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hình thành 4 trung tâm thương mại lớn tại TP Cao Lãnh, TX Sa Đéc, Hồng Ngự, Mỹ An, hiện đại hóa các hoạt động thương mại dịch vụ; xây dựng bến vựa, chợ đầu mối nông thủy sản; đầu tư xây dựng các siêu thị ở Lấp Vò, Thanh Bình …; đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ; khuyến khích nhân dân chỉnh trang cửa hàng, tăng nhanh mối quan hệ thị trường, liên kết xúc tiến thương mại, xuất khẩu; đầu tư khai thác kinh tế biên mậu; khả năng trở thành một trung tâm trung chuyển về phía Tây Bắc của vùng ĐBSCL.

- Đầu tư nâng cấp các khu, cụm, điểm, tuyến du lịch sinh thái và du khảo trọng điểm (vườn quốc gia Tràm Chim, Xẻo Quít, Gáo Giồng …), các

di tích lịch sử và công trình văn hóa lớn (khu Gò Tháp, khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc …), xây dựng Nhà bảo tàng Đồng Tháp Mười, phục vụ vui chơi, giải trí, học tập, có đủ điều kiện mở rộng nối tuyến lữ hành với TP Phnom Penh, TP Hồ Chí Minh, TP Mỹ Tho, TP Cần Thơ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ cho dân trong vùng, trong nước và quốc tế.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng xây dựng các vùng chuyên (lúa, cá, trái cây, hoa kiểng, chăn nuôi…) với sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng xác nhận đáp ứng yêu cầu thị trường và đảm bảo phát triển bền vững. Xây dựng các khu, trung tâm canh tác kỹ thuật cao làm hạt nhân phát triển toàn nền nông ngư nghiệp (đặc biệt là kinh tế vườn, giống cây ăn trái, hoa kiểng, nuôi cá nước ngọt) kết hợp phục vụ du lịch như trung tâm hoa kiểng tại Sa Đéc, khu nông nghiệp kỹ thuật cao tại Cao Lãnh, các trạm trại chuyên ngành

3.1.2.2. Đẩy mạnh đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị

Tỉnh Đồng Tháp dự kiến đạt khoảng 1,93 triệu dân vào năm 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 37,7%.

Đô thị trung tâm đặt tại TP Cao Lãnh (được công nhận vào năm 2006), tiếp tục đầu tư vừa rộng vừa sâu để hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại II vào khoảng 2015. TX Sa Đéc hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2012. Hình thành 3đô thị loại IV tại Hồng Ngự, Mỹ An, Lấp Vò, nâng cấp và điều chỉnh địa giới các thị trấn hiện có, đảm trách vai trò trung tâm tiểu vùng; đồng thời đầu tư nâng cấp mở rộng một số trung tâm xã lớn ven QL.30, QL.80, ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực biên giới, trục Sa Rài, Giồng Găng, Trường Xuân, Phú Điền, Thạnh Mỹ và các khu đô thị mới liền kề các khu công nghiệp lên thị trấn tiêu chuẩn đô thị loại V.

Tại vùng ven đô thị, hình thành vành đai xanh nông nghiệp phục vụ dân cư khu đô thị và các cụm công nghiệp lân cận, kết hợp tạo sinh thái cảnh quan.

Tại khu vực nông thôn, triển khai đề án tam nông nhằm vào các mục tiêu:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện và đa dạng, tạo sản phẩm tập trung đạt chất lượng xác nhận và gắn chặt với thị trường; trên cơ sở đó, triển khai các biện pháp gia tăng hiệu quả canh tác lúa, hoa màu chuyên và luân canh với lúa, phát triển vùng cây ăn trái, phát triển làng hoa kiểng và trung tâm hoa kiểng, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, nuôi thủy sản quy mô thâm canh, bán thâm canh và các dịch vụ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ nhằm nâng cao thu nhập tổng hợp trên mỗi đơn vị diện tích.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế cho khu vực nông thôn bao gồm: tiếp tục hoàn chỉnh dự án xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ; hoàn chỉnh điện khí hóa; hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ và mạng giao thông thủy, kết hợp với đê kênh thủy lợi, phát triển các đường huyện và giao thông nông thôn, xây dựng cầu kiên cố, đạt giá trị vận tải hàng hóa; phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển bưu chính viễn thông; phát triển đồng bộ mạng lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa.

- Đổi mới, cũng cố và phát triển các loại hình sản xuất và dịch vụ tại khu vực nông thôn.

- Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo tay nghề cho lao động cho khu vực nông nghiệp và cho mục tiêu để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới bảo quản - sơ chế nguyên liệu cho công nghiệp, các ngành nghề dịch vụ, đồng bộ với việc phát triển các thị trấn, thị tứ, cụm dân cư nông thôn.

3.1.2.4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và công trình công cộng

- Mở rộng giao thông thủy bộ, quan tâm khai thác thế mạnh của hệ thống 2 sông lớn, thế mạnh của hệ thống cảng Đồng Tháp, Tân Thành (Lai Vung), Hồng Ngự.

Xây dựng cảng Đồng Tháp thành cảng trung chuyển hàng hóa cho khu công nghiệp, kết hợp xây dựng bến bãi, kho vựa. Xây dựng cảng Hồng Ngự thành cảng trung chuyển hàng hóa với Campuchia, liên kết với cảng quốc tế Vĩnh Xương của An Giang, kết hợp xây dựng bến tàu du khách.

Nâng cấp và xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông huyết mạch, hệ thống giao thông nối liền các khu cụm công nghiệp với vùng nguyên liệu, giao thông nội thành nội thị, và nâng một số tuyến đường huyện quan trọng lên đường Tỉnh. Phát triển nhanh hệ thống giao thông liên huyện, liên xã, đường ô tô đến các trung tâm xã. Từ đó tạo điều kiện hình thành nhanh các khu cụm công nghiệp, các chợ loại 1, loại 2, loại 3 hoàn chỉnh, các khu dân cư mới cho các huyện thị, tạo điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn.

- Nhanh chóng hoàn chỉnh các công trình thuộc hệ thống thủy lợi bắc Đồng Tháp.

- Tiếp tục hiện đại hóa mạng bưu chính viễn thông và phát triển hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật thị trường trên mạng internet, tăng cường city web cho Tỉnh và các ngành kinh tế quan trọng, đưa tin học vào giáo dục phổ thông.

- Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công trình giáo dục đào tạo và y tế đạt chuẩn quốc gia.

- Chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các công trình văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh, tôn tạo các di tích lịch sử và thắng cảnh.

3.1.2.5. Nâng cao trình độ học vấn, đào tạo lao động

Đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý phù hợp với hướng phát triển kinh tế của Tỉnh và có khả năng thâm nhập thị trường lao động cả nước và quốc tế; đặc biệt là đào tạo lực lượng công nghệ tin học để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21, đào tạo chuyên gia cho xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của Tỉnh.

3.1.2.6. Tiếp tục cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh

Liên tục cải cách hành chính, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản lý đô thị làm tiền đề cho thu hút đầu tư cho phát triểnkinh tế Tỉnh.

3.1.2.7. Giải quyết tốt các vấn đề an ninh chính trị, an ninh kinh tế

Giải quyết tốt các vấn đề an ninh chính trị, an ninh kinh tế an ninh xã hội và trật tự trị an trên địa bàn, trong đó có vai trò an ninh quốc phòng cho khu vực biên giới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm lại, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế của tỉnh Đồng Tháp sẽ phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CÔNG NGHIỆP -THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ NÔNG

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 (Trang 66 -66 )

×