Sự phát triển thị trường tài chính: 2 0-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 29)

Sự phát triển của thị trường tài chính, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán, trái phiếu, các tài sản tài chính nói chung. Điều này có ý nghĩa quan trọng có tác động tích cực đến thu hút tiết kiệm cũng như hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư. Sự phát triển của TTCK cũng tác động làm tăng mức tiết kiệm quốc gia và các nhà đầu tư cũng dễ dàng tiếp cận được những nguồn vốn lớn phục vụ cho nhu cầu đầu tư của mình bằng việc phát hành chứng khoán, trái phiếu …

Ngược lại, thị trường tài chính kém phát triển sẽ tạo lên rào cản trong huy động nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế cũng như hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các nhà đầu tư cho nhu cầu đầu tư của mình.

1.4.5. Yếu tố môi trường đầu tư :

Đầu tư nói chung thường được hiểu là sự hi sinh, đánh đổi những nguồn lực hiện tại (có thể là tiền, tài nguyên, sức lao động, trí tuệ …) nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư đặt cược một số tiền lớn trong hiện tại, chấp nhận những chi phí cơ hội và hy vọng sẽ thu được số tiền lớn hơn trong tương lai. Do đó, những kết quả của đầu tư ở tương lai bị tác động mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt trong trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư. Đó là, cơ sở hạ tầng; tình hình chính trị – xã hội; môi trường pháp lý, thủ tục hành chính … Nếu những yếu tố này thuận lợi sẽ kích thích các nhà đầu tư, thu hút được nhiều nguồn lực tài chính tài trợ cho đầu tư phát triển. Ngược lại nó là những rào cản làm giảm niềm tin, động lực đầu tư.

Về môi trường chính trị xã hội : Sự ổn định chính trị – xã hội sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một Nhà nước thực thi

hữu hiệu các chính sách phát triển KTXH, đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ mang lại niềm tin và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thể chế ổn định, hệ thống pháp luật ổn đinh và hiệu lực, các vấn đề xã hội được giải quyết theo hướng nhân văn như xóa đói, giảm nghèo, giải quyết tệ nạn xã hội, đạo đức kinh doanh, y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, giáo dục, văn hoá, đảm bảo an toàn đầu tư, quyền sở hữu tài sản … Tất cả những yếu tố đó sẽ tạo thêm động lực để các nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án đầu tư lớn.

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường ổn định: Chính phủ các nước đều sử dụng chính sách kinh tế, tiền tệ, tài khoá của mình nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Sự ổn định tiền tệ, tỷ giá, kiềm chế lạm phát … là những yếu tố làm giảm tính bất ổn, rủi ro trong hoạt động đầu tư và có tác động tích cực làm tăng cả nguồn cung và cầu đầu tư của nền kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư có thể tính toán và đưa ra các quyết định đầu tư, đồng thời, giúp tránh những cuộc khủng hoảng, do đó tạo ra niềm tin cho các nhà đầu tư vào tương lai và tạo cơ hội thu hút được nhiều VĐT hơn.

Cơ sở hạ tầng: Là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định, được dùng làm điều kiện sản xuất và sinh hoạt nói chung, đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, thông tin và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng kém sẽ tạo ra những rào cản gây khó khăn trong việc thu hút những dòng VĐT, nhất là những dự án có hàm lượng công nghệ cao từ nước ngoài. Ngược lại, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ là điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn VĐT trong và ngoài nước.

1.5. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của các Tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 29)