phần kinh tế:
- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng:Trong 6 năm 2006-2010, kinh tế của Tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 58,12% đến năm 2010 giảm xuống còn 47,77%; Công nghiệp & xây dựngtừ 15,21% tăng lên22,99% và thương mại dịch vụ từ 26,67% tăng lên 28,25%. Nét nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua là cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chất lượng, phát huy lợi thế của từng vùng sản xuất; công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành dịch vụ được chú trọng đầu tư và tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; lao động khu vực I từ 82,4% năm 2000 giảm còn 77,3%; lao động khu vực II từ 6,1% tăng lên 6,7% và lao động khu vực III từ 11,5% tăng lên 16% năm 2005. Năm 2008,
cơ cấu lao động ngành nghề là 61,9% khu vực 1, 7,3% khu vực 2 và 14,6% khu vực 3. Điều này cho thấy lao động nghề nghiệp của Tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhànở nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, ưu đãi đầu tư ... đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế của Tỉnh, theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; phát huy tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế tư doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Đến năm 2008, cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Tỉnh như sau : kinh tếNhà nước chiếm 20,3%; kinh tế ngoài quốc doanh 79,7%.