Giải pháp về nguồn nhân lực: 8 3-

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 92)

- Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, phát triển các trung tâm dạy nghề cấp huyện, cụm huyện. Huy động năng lực dạy nghề trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp, làng nghề, ban quản lý khu cụm công nghiệp, hình thành mạng lưới dạy nghề với nhiều hệ thống, cấp độ. Thực hiện dạy nghề theo nhu cầu thị trường, theo địa chỉ.

- Tập trung đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn, thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngư tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển dạy nghề tại các vùng chuyên canh, xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt để đảm bảo thời gian học nghề. Kết hợp dạy nghề với tư vấn và hỗ trợ việc làm khu vực nông thôn, chú trọng các nhóm lao động khó khăn, yếu thế.

- Hình thành và phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ và tạo việc làm.

- Huy động toàn xã hội đóng góp và xây dựng nền giáo dục đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo, mở rộng các nguồn tài chính, khai thác mọi nguồn lực trong xã hội để phát triểngiáo dục.

- Nhà nước cần ban hành thêm chế độ, chính sách cho giáo dục đào tạo như chế độ phụ cấp ngành, chế độ lương cho cán bộ quản lý giáo dục, chế độ cho giáo viên dạy vùng sâu, vùng xa, chế độ cho giáo viên dạy xa nhà... Khuyến khích phát triển quỹ khuyến học, cấp học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo và đối tượng chính sách.

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 92)