Vị trí tỉnh Đồng Tháp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quan

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 40)

và quan hệ với các tỉnh thành trên cả nước

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam, địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền- sông Hậu với đoạn sông Tiền chảy qua tỉnh dài trên 114 km và đoạn sông Hậu dài khoảng 30 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.374,08 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL.

Về ranh giới địa lý, tỉnh Đồng Tháp:

. Phía Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới 48,7 km . Phía Nam giáp tỉnhVĩnh Long và TP Cần Thơ.

. Phía Tây giáp tỉnhAn Giang.

. Phía Đông giápLong An và Tiền Giang

Toàn Tỉnh được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 9 thị trấn, 14 phường và 119 xã. Năm 2009, huyện hồng Ngự được tách lập thành 2 đơn vị hành chánh là thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự.

Về vị trí kinh tế, với các đặc điểm (i) nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực Cần Thơ-An Giang-Cà Mau-Kiên Giang, chịu sự tác động về 2 phía của 2 trung tâm lớn là TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ; (ii) vị trí lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và (iii) địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền,có thể

nói mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp

của tỉnh Đồng Tháp tương đối thấp so với các tỉnh thuộc vùng Bắc sông Tiền

thông thủy bộ qua biên giới Việt Nam-Campuchia, tỉnh Đồng Tháp lại có nhiều

thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về đường bộ, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có ba trục quốc lộ:

- QL.30 dọc sông Tiền, nối liền QL.1A hướng lên phía Bắc về khu vực biên giới, qua cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng) và nối tuyến tỉnh lộ 841 đến cửa khẩu Thường Phước (Hồng Ngự), được xem là tuyến đường huyết mạch của tỉnh trên vùng Đồng Tháp Mười và cũng là tuyến đường quan trọng trong giao lưu kinh tế cửa khẩu Việt Nam- Campuchia.

- QL.80 xuyên qua vùng giữa 2 sông Tiền - sông Hậu, nối liền QL.1A (sông Tiền) với QL.91 (sông Hậu), được xem là trục giao thông chính từ vùng Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- QL.54 ven sông Hậu hướng về TP Cần Thơ

Về đường thủy, trục sông Tiền là tuyến đường thủy quan trọng nối biển Đông với các quốc gia thượng lưu sông Mê Kong và cũng là trục đường thủy quốc tế chính của vùng ĐBSCL. Tuy trục sông Hậu chảy qua tỉnh Đồng Tháp không dài nhưng đây cũng là trục giao thông thủy quốc tế của vùng. Ngoài ra, các kênh rạch lớn như kênh Lấp Vò, Mương Khai (nối liền sông Tiền-Sông Hậu), kênh Trung Ương, Đồng Tiến, Nguyễn Văn Tiếp… đã tạo nên mạng lưới giao thông thủy quan trọng trong giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh vùng ĐBSCL và TP HCM

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù (phần lớn diện tích thuộc vùng Đồng Tháp Mười, thủy vực rộng và đa dạng), hiện nayĐồng Tháp được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ

yếu với các thế mạnh về kinh tế lúa, kinh tế thủy sản, ngoài ra, kinh tế vườn

của Đồng Tháp cũng tương đối phát triển và còn có các vùng bảo tồn sinh

thái rừng ngập đặc thù. Tuy nhiên các lĩnh vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn Tỉnh chưa phát triển mạnh.

Trong tầm nhìn phát triển dài hạn, với (i) sự phát triển của kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế động lực Cần Thơ-An Giang-Cà Mau-Kiên

Giang; (ii) quá trình hình thành tuyến đường N2-đường Hồ Chí Minh nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi qua vùng Đồng Tháp Mười và vùng Tứ giác Long Xuyên; (iii) khả năng phát triển giao lưu kinh tế giữa vùng ĐBSCL với các nước ASEAN qua các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia, Đồng

Tháp có vị trí quan trọng như là tỉnh cửa ngõ của vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng kinh tế cửa khẩu Bắc sông Tiền hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam. Ngoài thế mạnh sẵn có là cung ứng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá, trái cây), Đồng Tháp có nhiều tiềm năng phát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ và phát triển ở mức độ vừa phải khu vực kinh tế công

nghiệp- xây dựng.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên2.1.2.1. Khí hậu, thời tiết

Một phần của tài liệu Huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế đối với tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Trang 40)