Hệ số DPRRTD cho biết cứ 100 đồng dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng. Với việc trích lập nhiều DPRR, tính an toàn cho hoạt động ngân hàng sẽ cao hơn, tuy nhiên điều này lại làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống, hệ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu hệ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng các khoản nợ đang được cải thiện. Năm 2010, hệ số này tại ngân hàng đạt giá trị 0,65%, nghĩa là cứ trên 100 đồng dư nợ cho vay, có 0,65 đồng DPRR được trích lập. Năm 2011, hệ số này có sụt giảm còn 0,62% do biến động giảm trong khoản mục DPRR trích lập nhanh hơn so với tăng trưởng dư nợ trong năm. Năm 2012, hệ số này tăng lên đáng kể, 0,89%, chủ yếu là do nguyên nhân DPRR được trích lập nhiều khi khoản mục nợ xấu trong năm gia tăng đột biến. Tháng 6/2013, hệ số tiếp tục tăng lên 0,91%. Có thể thấy, hệ số DPRR tại Chi nhánh ngân hàng có xu hướng gia tăng, chứng tỏ trong thời gian gần đây, nợ xấu của Chi nhánh ngân hàng có chiều hướng gia tăng và để đảm bảo trong hoạt động ngân hàng, số DPRR cần trích lập phải nhiều hơn, chính điều này đã làm cho hệ số gia tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè là rất thấp, đều dưới
1%, chứng tỏ chất lượng các khoản vay tại Chi nhánh ngân hàng vẫn được đánh giá tốt, khả năng thu hồi vốn cao.