Phân tích nợ xấu theo thời hạn vay vốn

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 52)

Căn cứ vào thời hạn vay vốn, NH phân chia thánh 3 loại tín dụng: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.

- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay đến 12 tháng.

- Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. - Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cái Bè khi phân tích theo thời hạn vay vốn khách hàng, từ đó, đánh giá chất lượng các khoản vay có thời hạn khác nhau. Dưới đây là bảng số liệu phân tích nợ xấu tại đơn vị trong thời gian qua:

Bảng 4.3: Tình hình nợ xấu theo thời hạn vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.493 41,24 848 36,16 1.601 32,32 (645) (43,20) 753 88,80

Trung hạn 2.105 58,15 1.457 62,13 3.224 65,08 (648) (30,78) 1.767 121,28

Dài hạn 22 0,61 40 1,71 129 2,60 18 81,82 89 222,50

Tổng nợ xấu 3.620 100,00 2.345 100,00 4.954 100,00 (1.275) (35,22) 2.609 111,26

(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

Bảng 4.4: Tình hình nợ xấu theo thời hạn vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè đến tháng 6 năm 2012 – 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.315 35,43 1.450 31,42 135 10,27

Trung hạn 2.340 63,04 3.035 65,76 695 29,70

Dài hạn 57 1,53 130 2,82 73 128,32

Tổng nợ xấu 3.712 100,00 4.615 100,00 903 24,33

Nhìn chung trong tổng cơ cấu nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè có sự dịch chuyển trong cơ cấu đối với các khoản mục khi phân theo thời hạn vay vốn. Cụ thể là có sự sụt giảm trong cơ cấu khoản mục nợ xấu ngắn hạn từ 41,24% năm 2010, 36,16% năm 2011, 32,32% năm 2012 và còn 31,42% vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2013. Cho thấy chất lượng các khoản vay ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp và thủy sản đã dần nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và khi có rủi ro xảy ra ngân hàng đã xử lí kịp thời nên đã chủ động được trong các tình huống bất ngờ xảy ra. Ngược lại, tỷ trọng khoản mục trung hạn luôn chiếm trên 50% và có xu hướng gia tăng, với tỷ trọng là 58,15% năm 2010, đã nâng lên 65,08% trong năm 2012 và tháng 6/2013, tỷ trọng này đã nâng lên 65,76%. Về khoản nợ xấu dài hạn tại đơn vị, tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng vẫn có xu hướng tăng dần theo thời gian, chiếm 0,61% trong tổng cơ cấu và dần tăng lên 1,71% trong năm 2011 và là 2,60% kể từ năm 2012. Đến tháng 6/2013, tỷ trọng nợ xấu dài hạn đã tăng lên 2,82%. Có thể thấy, các khoản vay trung và dài hạn ngày lại kém hiệu quả đi, làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Đây cũng có thể là do hệ quả tất yếu trong điều kiện kinh tế còn lạm phát nhiều trong năm 2011, hàng hóa khó tiêu thụ trong năm 2012, biến động giá cả nhiều đã làm cho các khoản vay sản xuất kinh doanh với thời hạn dài hơn không đạt hiệu quả. Sự thay đổi trong cơ cấu cũng phần nào phản ánh được mức tăng giảm trong từng khoản mục khi phân theo thời hạn vay vốn, cụ thể như sau:

Nợ xấu ngắn hạn: bao gồm các khoản nợ xấu có thời hạn vốn vay đến 12 tháng. Năm 2011, khoản mục này giảm đáng kể với tỷ lệ 43,20% so với năm trước. Nhưng sang năm 2012, khoản mục này lại gia tăng nhanh chóng trở lại, tăng 88,80%. Đến tháng 6/2013, tình hình nợ xấu ngắn hạn cũng có xu hướng gia tăng, cụ thể là cao hơn cùng thời điểm năm trước 10,27%. Nguyên nhân giải thích cho biến động tăng này do ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Trong những năm gần đây, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và do mất mùa nên việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy khoản mục có xu hướng gia tăng nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu nợ xấu có sự sụt giảm đáng kể, chủ yếu là do tốc độ tăng của khoản mục không đáng kể so với tốc độ tăng nhanh chóng của khoản mục tổng nợ xấu nói chung và nhóm nợ 4, 5 nói riêng. Thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn từ năm 2010 - 2012 lần lượt là: 0,26%; 0,15%; 0,26% và tại thời điểm tháng 6/2012 và tháng 6/2013 là 0,22% và 0,23%. Nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ cho vay ngắn hạn thì có khoảng 0,15 - 0,26 đồng là nợ xấu. Điều này cũng cho thấy việc cho vay ngắn hạn tại NH ít mang lại rủi ro và có tính ổn định cao.

Nợ xấu trung hạn: tại Chi nhánh ngân hàng, nợ xấu trung hạn cũng có biến động tương tự với nợ xấu ngắn hạn, giảm 30,78% trong năm 2011. Đạt được kết quả này là nhờ vào nỗ lực khống chế gia tăng nợ xấu trong năm. Đến năm 2012, khoản mục này tăng lên đáng kể với tỷ lệ 121,28%. Đến tháng 6/2013, vẫn báo động một sự giai tăng trong khoản mục khi so với thời điểm tháng 6/2012 đã tăng lên 29,70%. Chủ yếu phát sinh từ nợ xấu của đối tượng là doanh nghiệp, với lĩnh vực bán buôn bán lẻ. Với những con số thực chứng minh về rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu/dư nợ đối với các khoản cho vay trung hạn như sau: 1,15%; 0,83%; 1,77% trong 3 năm 2010 - 2012, và là 1,34% vào tháng 6/2012, 1,61% vào tháng 6/2013, có thể thấy được rủi ro đến từ các khoản vay trung hạn nhiều hơn so với ngắn hạn và trong thời gian gần đây, cứ 100 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1,61 đồng là nợ xấu tính đến thời điểm tháng 6/2013. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay trung hạn đều thấp hơn chuẩn 3%, do đó, chất lượng các khoản vay này tại NH vẫn được đánh giá tốt.

Nợ xấu dài hạn: có sự gia tăng nhanh chóng theo thời gian. Năm 2011, khoản mục này tăng hơn năm trước 81,82%, năm 2012 lại có tỷ lệ gia tăng đáng kể 222,50% và đến tháng 6/2013 cũng tiếp tục gia tăng với tỷ lệ 128,32% so với tháng 6/2012. Xét về tỷ lệ nợ xấu dài hạn/dư nợ dài hạn trong giai đoạn 2010 - 2012 lần lượt như sau: 0,10%; 0,17%; 0,65% và đến tháng 6 năm 2012 - 2013 là 0,25% và 0,80%. Từ đó, có thể thấy là đối với các khoản dư nợ dài hạn, mức rủi ro đo lường được là không ổn định, có xu hướng tăng lên và mức độ rủi ro cao hơn so với các khoản dư nợ ngắn hạn. Nhưng xét về hiệu quả, các khoản vay dài hạn lại tương đối tốt hơn trung hạn, do độ rủi ro đều thấp hơn 1% khi xét về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ.

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)