Phân tích nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 62)

Việc cấp tín dụng tại các TCTD được dựa trên cơ sở của sự tin cậy. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng chỉ dựa vào niềm tin luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do ngân hàng không thể kiểm soát hết được các khoản vay cũng như không phải lúc nào cũng nhận định chính xác thiện chí trả nợ của khách hàng. Một khi ngân hàng không thể nhìn vào những giá trị vô hình như uy tín, thương hiệu hay các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì việc ngân hàng cần có tuyến phòng thủ thứ hai (TSBĐ) như là một điều kiện tất yếu.

Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Không có TSBĐ 2.063 56,99 1.430 60,98 3.368 67,99 (633) (30,68) 1.938 135,52

Có TSBĐ 1.557 43,01 915 39,02 1.586 32,01 (642) (41,23) 671 73,33

Tổng nợ xấu 3.620 100,00 2.345 100,00 4.954 100,00 (1.275) (35,22) 2.609 111,26

(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo bảo đảm bằng tài sản tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè đến tháng 6 năm 2012 – 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC

6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Không có TSBĐ 2.411 64,95 3.230 69,99 819 33,97

Có TSBĐ 1.301 35,05 1.385 30,01 84 6,46

Tổng nợ xấu 3.712 100,00 4.615 100,00 903 24,33

Nợ xấu không có tài sản bảo đảm: có xu hướng giảm trong năm 2011 so với năm 2010 với tỷ lệ 30,68%, từ 2.063 triệu đồng trong năm 2010 xuống còn 1.430 triệu đồng và gia tăng nhanh chóng sang năm 2012, lên đến 3.368 triệu đồng, với tỷ lệ chênh lệch tăng 135,52%. Đến tháng 6/2013, khoản mục này cũng tăng hơn tháng 6 năm trước 33,97%, con số thực nợ xấu không có TSBĐ lúc này là 3.230 triệu đồng. Có thể thấy, việc gia tăng khoản mục nợ xấu không có tài sản bảo đảm khiến cho rủi ro của ngân hàng từ thu nợ xấu đã khó nay càng khó hơn khi nguồn thu hồi nợ thứ 2, sau nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng là nguồn trả nợ thứ nhất, không còn. Đa số đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm là các khoản vay tín chấp bằng lương và dưới hình thức giữ hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có thể nói, thiện chí trả nợ là vấn đề quan trọng hơn cả trong các khoản cho vay này. Mục đích vay vốn chủ yếu đối với các món vay không có TSBĐ là: mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình và chăn nuôi trồng trọt, hay buôn bán nhỏ lẻ,… Có nhiều nguyên nhân khiến cho khách hàng không thể hoàn trả nợ vay đúng hạn, đáng kể đến là, với lượng vốn vay mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng là có giới hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận tạo ra được từ hoạt động sử dụng vốn vay cũng không nhiều do số vốn vay nhỏ. Thế nên, nguồn thu nhập mà khách hàng có được từ việc sử dụng vốn vay hay từ tiền lương hàng tháng, ngoài việc trang trải cho chi phí sinh hoạt hàng ngày, nay phải trích ra trả nợ ngân hàng, thậm chí còn thâm hụt, không đủ trang trải cuộc sống nếu như mất mùa, dịch bệnh, tai nạn, lạm phát… Đó chính là những nguyên nhân ngoài ý muốn làm cho khách hàng không thể trả nợ đúng hạn. Kể từ năm 2012, khoản mục này đã có xu hướng gia tăng nhanh chóng khi tình hình kinh tế có nhiều biến đổi, giá cả không ổn định khiến cho đời sống ngày thêm bấp bênh hơn. Thêm nữa, trong thời gian qua, với sự biến động của nền kinh tế, rất nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp do chính sách “giảm biên chế” của nhiều cơ quan, xí nghiệp,… Đây là những nguyên nhân khiến cho nợ xấu không TSBĐ tăng lên trong năm, kể cả trong tỷ trọng. Chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nợ xấu, luôn cao hơn 50% và hiện nay có xu hướng gia tăng. Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu không có TSBĐ là 56,99%, rồi 60,98% năm 2011, đến 67,99% năm 2012 và tháng 6/2013 tỷ trọng này đã tăng lên 69,99%. Có thể thấy, mức độ rủi ro đến từ các khoản vay không có TSBĐ ngày càng cao hơn.

Nợ xấu có TSBĐ: trong thời gian qua, khoản mục cũng có nhiều biến động, với xu hướng giảm trong năm 2011 với tỷ lệ 41,23%, từ 1.557 triệu đồng xuống 915 triệu đồng. Sang năm 2012, khoản mục này lại tăng lên 1.586 triệu đồng, cao hơn năm 2011 với tỷ lệ 73,33%. Sang tháng 6/2013, khoản

mục này là 1.385 triệu đồng, cao hơn thời điểm tháng 6/2012 là 6,46%. Nhưng khi xét về cơ cấu tỷ trọng trong tổng nợ xấu thì khoản mục này đang giảm dần. Với tỷ trọng 43,01% năm 2010, rồi 39,02% năm 2011, 32,01% năm 2012 và tháng 6/2013 là 30,01%. Tại Chi nhánh ngân hàng, các khoản cấp tín dụng có TSBĐ đa số được thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Sở dĩ, có sự sụt giảm về tỷ trọng nợ xấu có TSBĐ trong tổng cơ cấu nợ xấu là do lượng dư nợ tiền vay tại Chi nhánh chủ yếu có khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp là chính và CBCNV có nhu cầu vay tiêu dùng ngày một gia tăng. Đây là các đối tượng được cấp tín dụng dưới hình thức tín chấp do lượng vốn vay nhỏ, có giới hạn trên từng món vay, NH không yêu cầu phải có tài sản để thế chấp, cầm cố.

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)