Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 49)

Nợ xấu theo Khoản 6 Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 24/5/2005 của Ngân hàng Nhà nước là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5)”.

- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Bảng 4.1: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 3 1.284 35,47 217 9,25 232 4,68 (1.067) (83,10) 15 6,91

Nhóm 4 1.429 39,48 1.056 45,03 1.416 28,58 (373) (26,10) 360 34,09

Nhóm 5 907 25,06 1.072 45,71 3.306 66,73 165 18,19 2.234 208,40

Tổng nợ xấu 3.620 100,00 2.345 100,00 4.954 100,00 (1.275) (35,22) 2.609 111,26

(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

Bảng 4.2: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè tính đến tháng 6 năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 3 223 6,01 318 6,89 95 42,60

Nhóm 4 1.287 34,67 265 5,74 (1.022) (79,41)

Nhóm 5 2.202 59,32 4.032 87,37 1.830 83,11

Tổng nợ xấu 3.712 100,00 4.615 100,00 903 24,33

Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): đó là giá trị của các khoản vay quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, khoản mục này có nhiều biến động. Nợ nhóm 3 năm 2011 giảm 83,10% so với năm 2010, từ 1.284 triệu đồng còn 217 triệu đồng. Cho thấy CBTD đã theo sát các món vay, chủ động đôn đốc khách hàng trả nợ các món vay đã quá hạn, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Sang năm 2012, nợ nhóm 3 có xu hướng tăng hơn năm trước 15 triệu đồng với tỷ lệ 6,91%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản nợ vay nhóm 2 trước đó vẫn chưa thanh toán được đã chuyển sang nhóm nợ với rủi ro cao hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ nhóm 3 tại ngân hàng là 318 triệu đồng, tăng 42,60% so với cùng thời điểm tháng 6/2012. Chủ yếu là do nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh không thuận lợi, đã làm gia tăng nợ nhóm 3 như trên.

Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): tại Chi nhánh ngân hàng, khoản mục này cũng có nhiều biến động. So với năm 2010, năm 2011, nợ nhóm 4 giảm 26,10%, từ 1.429 triệu đồng xuống còn 1.056 triệu đồng. Cùng với sự sụt giảm trong nợ nhóm 3 trong cùng khoảng thời gian đã cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt các khoản nợ xấu trong năm 2011. Và một phần cũng do một số khoản vay thuộc nợ nhóm 4 có số ngày quá hạn đã gia tăng vượt quá số ngày quy định theo nhóm 4 (từ 181 - 360 ngày) nên phải chuyển sang nhóm 5 (trên 360 ngày) khi tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao, khả năng trả nợ suy giảm. Sang năm 2012, nợ nhóm 4 có sự gia tăng lên 1.416 triệu đồng, tỷ lệ tăng 34,09% so với năm trước do các khoản nợ nhóm 3 trước đó chuyển sang, ngân hàng vẫn chưa thu hồi được lại cộng thêm điều kiện kinh doanh năm 2012 không có nhiều cải thiện. Tính đến 6 tháng đầu năm gần đây, nợ xấu thuộc nhóm 4 đã có tín hiệu giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể đã giảm 79,41%. Tuy nhiên đây chưa là tín hiệu đáng mừng vì mức giảm khoản nợ này theo thời gian lại có xu hướng làm gia tăng khoản nợ nhóm cao hơn, nợ nhóm 5, khiến ngân hàng càng rủi ro hơn, khả năng mất vốn cao.

Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): đây là nhóm nợ gây rủi ro rất lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, theo quan sát cho thấy, tốc độ gia tăng của khoản mục này ngày một nhanh hơn với tỷ lệ gia tăng tương ứng 18,19% rồi 208,40% trong năm 2011 và 2012 so với thời điểm cuối năm trước. Với tình trạng khó khăn trong năm 2011 – 2012, lạm phát tăng cao, giá cả biến động thất thường, sản xuất kinh doanh trì trệ, đã khiến cho lợi nhuận tại các đơn vị vay vốn đạt được không nhiều, thậm chí thua lỗ khiến cho việc trả nợ đã khó nay lại nhiều khó khăn hơn. Sang 6 tháng năm 2013, nợ nhóm 5 lại tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh, tăng 83,11% so với cùng kì năm trước.

Nhìn chung, các nhóm nợ 3, 4, 5 tại Chi nhánh ngân hàng có sự biến động rất nhanh, làm thay đổi về tỷ trọng các nhóm nợ trong tổng cơ cấu nợ xấu. Nhưng xu hướng chung dễ nhận thấy là giảm tỷ trọng nợ nhóm 3 (tỷ trọng nợ nhóm 3 lần lượt trong giai đoạn 2010 – 2012 là 35,47%; 9,25%; 4,68% và là 6,01%; 6,89% tại thời điểm tháng 6 năm 2012 – 2013). Nợ nhóm 4 tại Chi nhánh lại có nhiều biến động tăng giảm về tỷ trọng trong năm, cụ thể là 39,48% năm 2010, tăng lên 45,03 % năm 2011, rồi giảm còn 28,58% năm 2012. Đến tháng 6 năm 2012 – 2013, tỷ trọng nhóm 4 lần lượt là 34,67% và 5,74%. Trong khi đó, tỷ trọng nợ nhóm 5 lại gia tăng, với các tỷ lệ % như sau: 25,06%; 45,71%; 66,73% trong giai đoạn 3 năm 2010 - 2012. Đến tháng 6 năm 2012 - 2013 lại là 59,32% và 87,37% khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro mất vốn. Có thể thấy, trong thời gian qua tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, các nhóm nợ 4, 5 chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, khiến cho việc trích lập dự phòng cao, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và khả năng thu hồi vốn của NH là thấp khi chất lượng các khoản nợ xấu ngày một thấp hơn.

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)