Phân tích thực trạng nợ xấu tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 48)

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ CÁI BÈ

Nợ xấu là những khoản nợ đã đến kì hạn trả nhưng chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ xấu. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Con số này lớn có nghĩa là ngân hàng đang đứng trước rủi ro không thu hồi nợ cao. Tình hình nợ xấu là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề mà NHNo&PTNT huyện Cái Bè cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong thời gian qua, tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Cái Bè có biến động và kết quả chung là nợ xấu tại đơn vị gia tăng theo thời gian. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ thì tốc độ tăng nợ xấu cao hơn nhiều lần kể từ năm 2012. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2011 - 2012 là 3,58%, nhưng tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này của nợ xấu là 111,26%. Thêm nữa, trong 6 tháng đầu năm này, tốc độ gia tăng nợ xấu cũng đã tăng lên 24,33% trong khi dư nợ chỉ tăng 7,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cũng phản ánh rằng: rủi ro tín dụng tại đơn vị đang ngày một gia tăng, để việc quản lí các khoản vay tại ngân hàng có chất lượng tốt hơn, cần có thêm nhiều sự theo dõi và kế hoạch hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Cụ thể hơn về tình hình gia tăng nợ xấu trong thời gian qua như sau: năm 2011, nợ xấu đã sụt giảm nhiều so với năm trước, từ 3.620 triệu đồng năm 2010 còn 2.345 triệu đồng năm 2011, đạt mức giảm 35,22%. Đây cũng là một nỗ lực đáng kể của tập thể nhân viên ngân hàng vẫn luôn tiếp tục theo dõi sát các món nợ và xử lí các món nợ có vấn đề ngay khi xảy ra đã làm hạn chế được rủi ro cho ngân hàng, mà chủ yếu là sự sút giảm một lượng lớn trong tổng nợ nhóm 3 trong năm. Ngoài ra, việc cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng góp phần hạn chế sự ảnh hưởng nhiều bởi tác động của nền kinh tế, người nông dân cũng có tính cần cù trong sản xuất nên có thể vượt

qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra hoặc cố gắng sản xuất ở mùa vụ sau để trả nợ đã góp phần làm giảm đáng kể nợ xấu. Thêm vào đó, người dân cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn cho hoạt động tiêu dùng trong tình trạng kinh tế khó khăn chung. Nhưng đến cuối năm 2012, khoản mục này lại tăng lên đến 4.954 triệu đồng, với mức chênh lệch 111,26%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nhanh chóng về khoản nợ xấu cho hoạt động bán buôn và bán lẻ, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và một phần cũng do sự gia tăng trong khoản mục nợ xấu của các đối tượng khách hàng chuyển sang từ những năm trước mà chưa có khả năng hoàn trả. So với thời điểm 6 tháng năm trước, tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 này cũng đã tăng hơn 24,33%. Chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn nhiều hơn cả là hoạt động bán buôn và bán lẻ và với các khoản vay có thời hạn trung và dài. Tuy nhiên, so với thời điểm cuối năm 2012, tổng nợ xấu NH là 4.954 triệu đồng thì đến thời điểm tháng 6/2013 này, tổng nợ xấu đã giảm xuống còn 4.615 triệu đồng, chỉ giảm 339 triệu đồng nhưng đã có tín hiệu khả quan cho tình hình nợ xấu trong năm. Một trong những nguyên nhân được lý giải là do chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ và mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm hơn so với thời điểm cuối năm 2012, làm giảm áp lực trả lãi vay nên nợ xấu từ đó giảm dần.

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)