Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 85)

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về phân loại nợ xấu. Để có thể tiến hành giải quyết nợ xấu thì việc đầu tiên mà các TCTD cần tiến hành là phải xác định rõ, chính xác tình hình nợ của KH. Để làm được điều này, thiết nghĩ pháp luật hiện hành nên có quy định rõ ràng hơn trong việc phân loại nợ xấu, nên thống nhất một tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các TCTD, nên kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong việc phân loại nợ xấu. Đồng thời, cần đưa ra một quy chuẩn chung về tiêu chí định tính, quy định cụ thể về quy trình, cách thức để thực hiện phân loại nợ theo tiêu chí định tính. Cần có quy định mang tính chất bắt buộc chung đối với các TCTD trong việc nghiêm túc thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng quy chuẩn đã ban hành, nghiêm cấm việc đảo nợ, cơ cấu lại khoản nợ… để che dấu tình trạng nợ xấu.

Thứ hai, xây dựng thị trường mua bán nợ, hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của các công ty mua bán nợ. Trong quá trình giải quyết nợ xấu vai trò của công ty này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khung pháp lý để các chủ thể này hoạt động hiệu quả lại đang thiếu, đây cũng là nguyên nhân khiến cho hoạt động của những chủ thể này kém hiệu quả trong thời gian qua. Mặt khác, với quy mô nợ xấu lớn như hiện nay thì chỉ riêng các công ty như DATC và MAC tham gia mua bán nợ xấu thôi thì chưa đủ, trong khi đó nợ xấu cũng có thể được xem như một “món hàng” có thể mua bán, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, và trên thế giới thị trường mua bán nợ xấu cũng đã và đang hoạt động khá là hiệu quả. Do đó, để góp phần vào việc giải quyết nợ xấu, bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ việc xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng hết sức cần thiết. Có thể kể đến một số giải pháp sau:

- Bổ sung quy định cho phép DATC và MAC cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp “con nợ”, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phục hồi.

- Quy định cụ thể về trách nhiệm của TCTD trong công khai, minh bạch hóa các khoản nợ. Đồng thời, các TCTD phải có nghĩa vụ bán các khoản nợ khó đòi, xác định việc bán nợ xấu cho các công ty giải quyết nợ xấu chuyên nghiệp là nghĩa vụ chứ không phải là quyền của các TCTD. Chỉ khi nợ xấu được công khai, TCTD có trách nhiệm bán nợ thì các công ty mua nợ mới có thể tìm đến và thực hiện hoạt động mua bán nợ.

- Cần đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường mua bán nợ, ví dụ như đưa ra các ưu đãi về thuế, cho phép các

nhà đầu tư chủ nợ được quyền tham gia vào quản trị kiểm soát doanh nghiệp phải xử lý nợ,… đơn giản hóa thủ tục xử lý tài sản đảm bảo nợ hay thanh lý tài sản doanh nghiệp và có cơ chế để thực hiện nhanh chóng trong trường hợp phải phá sản doanh nghiệp. Những yếu tố đó rất cần thiết để giúp các nhà đầu tư hiểu rằng họ được khuyến khích và sẽ thu được lợi ích khi tham gia mua bán, xử lý nợ xấu. Có như vậy mới có thể kích thích thị trường mua bán nợ ở Việt Nam đi vào hoạt động hiệu quả được.

Thứ ba, cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém, miễn các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu DN bởi việc miễn thuế thu nhập DN trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu sẽ có nhiều ý nghĩa, giúp giảm lãi suất huy động, giúp cho hệ thống NHTM có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn như hiện nay. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ giúp cho thị trường trái phiếu DN phát triển, tăng tính ổn định trong việc huy động vốn cho hệ thống NHTM, nhanh chóng có nhiều giải pháp hữu hiệu để phá băng thị trường bất động sản và cơ cấu lại phân bổ ngân sách theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Kim chung, 2011. Phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông Chi nhánh Long Xuyên. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Trần Hoàng Thiện, 2012. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2004. Sổ tay tín dụng. Hà Nội, tháng 7 năm 2004.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2008. Hướng dẫn quy trình xử lí tài sản bảo đảm. Hà Nội, tháng 9 năm 2008.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 2010. Quyết định về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội, tháng 6 năm 2010.

PHỤ LỤC

Bảng phụ lục 1: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ xấu Dư nợ TLNX(%) Nợ xấu Dư nợ TLNX(%) Nợ xấu Dư nợ TLNX(%)

Theo thời hạn tín dụng Ngắn hạn 1.493 567.317 0,26 848 579.289 0,15 1.601 604.205 0,26 Trung hạn 2.105 183.727 1,15 1.457 175.426 0,83 3.224 181.728 1,77 Dài hạn 22 22.839 0,10 40 23.300 0,17 129 19.944 0,65 Theo thành phần kinh tế Cá nhân, hộ gia đình 3.455 579.317 0,60 2.230 571.448 0,39 3.653 614.630 0,59 Doanh nghiệp 165 194.566 0,08 115 206.567 0,06 1.301 191.247 0,68 Theo mục đích sử dụng vốn Nông nghiệp 1.788 340.556 0,53 739 285.949 0,26 926 376.477 0,25 Thủy sản 0 6.542 0,00 300 7.396 4,06 0 10.618 0,00 Bán buôn và bán lẻ 316 283.708 0,11 367 298.550 0,12 3.494 281.471 1,24 Tiêu dùng 1.351 120.993 1,12 824 118.997 0,69 533 107.342 0,50 Dịch vụ 165 847 19,48 115 309 37,22 1 101 0,99

Bảng phụ lục 2: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu 2013

Nợ xấu Dư nợ TLNX(%) Nợ xấu Dư nợ TLNX(%)

Theo thời hạn tín dụng Ngắn hạn 1.315 592.028 0,22 1.450 639.771 0,23 Trung hạn 2.340 174.524 1,34 3.035 188.696 1,61 Dài hạn 57 22.519 0,25 130 16.169 0,80 Theo thành phần kinh tế Cá nhân, hộ gia đình 2.411 592.743 0,41 3.614 646.286 0,56 Doanh nghiệp 1.301 196.328 0,66 1.001 198.350 0,50 Theo mục đích sử dụng vốn Nông nghiệp 843 337.202 0,25 694 396.815 0,17 Thủy sản 0 889.013 0,00 0 9.560 0,00 Bán buôn và bán lẻ 2.315 291.438 0,79 3.418 296.057 1,15 Tiêu dùng 553 110.264 0,50 502 120.242 0,42 Dịch vụ 1 101 0,99 1 1 100,00

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)