Để thấy được những biến đổi tăng giảm trong khoản mục nợ xấu khi phân theo mục đích sử dụng vốn, từ đó đề ra biện pháp xử lí. Dưới đây là bảng số liệu phân tích:
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 1.788 49,39 739 31,51 926 18,69 (1.049) (58,67) 187 25,30 Thủy sản 0 0,00 300 12,79 0 0,00 300 - (300) (100,00) Bán buôn và bán lẻ 316 8,73 367 15,65 3.494 70,53 51 16,14 3.127 852,04 Tiêu dùng 1.351 37,32 824 35,14 533 10,76 (527) (39,01) (291) (35,32) Dịch vụ 165 4,56 115 4,90 1 0,02 (50) (30,30) (114) (99,13) Tổng nợ xấu 3.620 100,00 2.345 100,00 4.954 100,00 (1.275) (35,22) 2.609 111,26
Bảng 4.6: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn vay tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè đến tháng 6 năm 2012 – 2013
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 843 22,71 694 15,04 (149) (17,67) Thủy sản 0 0,00 0 0,00 0 - Bán buôn và bán lẻ 2.315 62,37 3.418 74,06 1.103 47,65 Tiêu dùng 553 14,90 502 10,88 (51) (9,22) Dịch vụ 1 0,03 1 0,02 0 0,00 Tổng nợ xấu 3.712 100,00 4.615 100,00 903 24,33
(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)
Về lĩnh vực nông nghiệp, khoản mục nợ xấu trong ngành nông nghiệp giảm đáng kể trong năm 2011, cụ thể giảm 1.049 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 58,67%. Sang năm 2012, khoản mục này lại tăng hơn năm trước 25,30%, với con số 187 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013, con số này đã giảm xuống với tỷ lệ 17,67%, con số thực giảm 149 triệu đồng so với tháng 6 năm trước. Tuy có dấu hiệu giảm trong khoản mục theo thời gian, song số dư nợ xấu tại ngân hàng cũng biến động không nhiều, dao động trong khoảng trên dưới 1.000 triệu đồng. Có thể kể đến các nguyên nhân mang tính khách quan như sự thay đổi khí hậu, dịch bệnh phát sinh, chi phí sản xuất tăng cao (thức ăn chăn nuôi, phân bón, cây con giống,…) và xu hướng giảm giá lương thực đang diễn ra đe dọa tới thu nhập của nông hộ, dù cho sản lượng sản xuất có gia tăng. Vì vậy nguồn hoàn trả nợ cho ngân hàng bị ảnh hưởng và dẫn đến trễ hạn trả nợ. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, tỷ trọng nợ xấu nông nghiệp giảm dần, từ 49,39% năm 2010, rồi 31,51% năm 2011 và chỉ còn 18,69% năm 2012. Đến thời điểm tháng 6/2013 tỷ trọng này cũng chỉ là 15,04% trong tổng nợ xấu trong khi tỷ trọng này vào tháng 6/2012 là 22,71%, càng chứng tỏ chất lượng các khoản vay trong lĩnh vực này được cải thiện nhiều hơn, hiệu quả kinh tế nông nghiệp ngày một gia tăng. Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp/dư nợ cho vay nông nghiệp qua 3 năm 2010 - 2012 như sau: 0,53%; 0,26%; 0,25% và tháng 6 năm 2012 - 2013 là: 0,25% và 0,17%. Một lần nữa càng chứng tỏ đây là ngành có tính ổn định cao, cứ trên 100 đồng dư nợ thì có
khoảng 0,17 - 0,26 đồng là nợ xấu và ít rủi ro, với kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời cộng thêm ngày nay, người dân lại biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Vì vậy, người nông dân ngày càng nâng cao năng suất so với trước. Rủi ro lớn nhất đối với người nông dân vẫn là các yếu tố tự nhiên như thiên tai và dịch bệnh, đây là các yếu tố bất khả kháng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho nông dân là có thể vay theo hình thức lưu vụ để có thể khắc phục khó khăn tạm thời, từ đó trả nợ vào mùa vụ sau. Với các điều kiện thuận lợi đó mà nợ xấu đã giảm đáng kể trong tỷ trọng nợ xấu thời gian qua. Thêm nữa, cũng là nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ đối với ngành nông nghiệp đã tạo thêm cơ chế ưu đãi cho các đối tượng nông nghiệp và nông thôn đến vay vốn.
Về nợ xấu đối với ngành thủy sản tại Chi nhánh ngân hàng chỉ phát sinh số dư nợ xấu trong năm 2011 với số dư 300 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đã khiến cho chi phí mua con giống tăng cao. Thêm vào đó, giá thức ăn thủy sản tăng lên so với năm 2010, giá thuốc thú y cũng gia tăng. Đó là nguyên nhân làm tăng chi phí, khiến cho nhiều người nuôi thủy sản phải sử dụng khá nhiều nợ vay, gây bất lợi cho người nuôi cá tra, cá basa. Đôi khi lại gặp rủi ro về dịch bệnh mà người nuôi không thể lường trước được.
Về nợ xấu trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ tại đơn vị liên tục tăng lên, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Với tỷ lệ tăng 16,14% trong năm 2011 so với năm 2010, với con số thực tăng 51 triệu đồng. Đến năm 2012, khoản mục này có sự gia tăng đột biến với tỷ lệ lên đến 852,04% làm tăng nợ xấu từ bán buôn bán lẻ lên đến 3.494 triệu đồng từ con số 367 triệu đồng trong năm 2011. Trong 6 tháng 2013, khoản mục này cũng vẫn tiếp tục tăng lên so với cùng kì năm trước là 47,65%, con số thực nợ xấu tại thời điểm này là 3.418 triệu đồng. Chính sự gia tăng nhanh chóng trong khoản mục này đã làm cho tỷ trọng nợ xấu từ bán buôn và bán lẻ trong tổng cơ cấu nợ xấu thêm tăng theo thời gian, từ tỷ trọng 8,73% năm 2010, 15,65% năm 2011 và đến tỷ trọng 70,53% trong năm 2012, rồi lên đến 74,06% tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chính của biến động này là do sự lao dốc của thị trường, tình trạng lạm phát tăng cao, khiến cho hoạt động kinh doanh không phát sinh lợi nhuận, do người tiêu dùng ngày càng thắt chặt chi tiêu hơn, hàng tồn kho tăng lên mà nhà kinh doanh không thể cắt giảm chi phí nên chỉ hoạt động cầm chừng. Kinh doanh nội thất cũng gặp tình trạng tương tự. Tình trạng bất động sản đóng băng cũng khiến cho các DN chuyên mua bán vật tư xây dựng tại địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn. Xét đến tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của bán buôn và bán lẻ từng năm 2010 - 2012 là: 0,11%; 0,12%; 1,24% và tính đến 6
tháng đầu năm 2012 - 2013 là 0,79% và 1,15%. Nghĩa là trong 100 đồng dư nợ cho vay có đến 1,15 đồng nợ xấu tính đến tháng 6/2013 trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Điều này cho thấy mức độ rủi ro ở lĩnh vực này cao hơn so với lĩnh vực nông nghiệp, song có thể thấy mức rủi ro này là chấp nhận được, đều dưới 3%. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn khi giải ngân trong lĩnh vực này cũng như có kế hoạch đầu tư vốn vào một số ngành nghề bán buôn ít rủi ro hơn.
Về khoản mục nợ xấu từ tiêu dùng liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2011, khoản mục này đã giảm xuống 39,01% so với năm trước, sang năm 2012 lại tiếp tục giảm 35,32% đã góp phần làm giảm tỷ trọng khoản mục trong những năm vừa qua từ 37,32% năm 2010, rồi 35,14% năm 2012 và 10,76% năm 2012. So với tháng 6/2012, khoản mục đã giảm 9,22% đến tháng 6/2013 và con số thực hiện tại là 502 triệu đồng. Xét về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tiêu dùng tương ứng từng năm 2010 – 2012 lần lượt là: 1,12%; 0,69%; 0,50% và đến tháng 6/2013 là 0,42%. Sự sụt giảm trong tỷ số cho thấy chất lượng khoản vay cho hoạt động tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Cụ thể cứ 100 đồng dư nợ cho vay tiêu dùng trong những năm qua giảm dần từ 1,12 đồng xuống còn 0,42 đồng là nợ xấu. Đối với nhóm này, ngân hàng cung cấp khá nhiều loại sản phẩm tín dụng để đáp ứng tối đa nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng như: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay mua xe, mua sắm đồ dùng và thiết bị gia đình,… chủ yếu là từ nhóm khách hàng đều là cán bộ công nhân viên chức, vay tín chấp ngân hàng bằng lương, bằng chính dòng ngân lưu hàng tháng mà họ tạo ra được, có thể đáp trả nguồn vốn vay. Nhờ đó mà chất lường các khoản vay này ngày càng được cải thiện.
Về khoản mục nợ xấu từ dịch vụ, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoản mục nợ xấu nhưng cũng đã làm giảm thu nhập của ngân hàng. Với kết quả đạt được là sự sụt giảm trong khoản mục từ 165 triệu đồng năm 2010 chỉ còn 1 triệu đồng kể từ năm 2012 và tính đến thời điểm tháng 6/2013 là một kết quả đáng mừng cho chất lượng các khoản vay trong lĩnh vực này.