Nền kinh tế thế giới, cũng như trong nước giai đoạn 2010 - 2012 có nhiều bất ổn. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế đã thoát khỏi đáy của khủng hoảng và bắt đầu những tín hiệu phục hồi nhưng chưa thật sự bền vững. Khủng hoảng nợ công ở một số nước Châu Âu vẫn là mảng tối của nến kinh tế thế giới. Riêng ngành ngân hàng, môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Sang năm 2011, vẫn là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công diễn ra trên diện rộng ở khu vực đồng Euro và kéo theo đó là hàng loạt các ngân hàng hàng đầu thế giới bị hạ bậc tín nhiệm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn. Năm 2012, khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu NHNN đề ra,… Trong bối cảnh có nhiều bất lợi trong hoạt động kinh doanh như trên, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc NHNo&PTNT huyện Cái Bè vẫn đảm bảo được lợi nhuận là điều đáng mừng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã nỗ lực lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng trong từng thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay.
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 112.842 154.523 150.280 41.681 36,94 (4.243) (2,75) Thu nhập lãi 101.602 149.394 132.246 47.792 47,04 (17.148) (11,48)
Thu nhập phi lãi 11.240 5.129 18.034 (6.111) (54,37) 12.905 251,61
Chi phí 92.695 130.310 126.855 37.615 40,58 (3.455) (2,65)
Chi phí lãi 79.030 102.813 90.688 23.783 30,09 (12.125) (11,79)
Chi phí phi lãi 13.665 27.497 36.167 13.832 101,22 8.670 31,53
Lợi nhuận trước thuế 20.147 24.213 23.425 4.066 20,18 (788) (3,25)
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012-2013
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 Số tiền %
Thu nhập 64.623 64.694 71 0,11
Thu nhập lãi 56.231 57.931 1.700 3,02
Thu nhập phi lãi 8.392 6.763 (1.629) (19,41)
Chi phí 52.011 51.630 (381) (0,73)
Chi phí lãi 40.605 36.657 (3.948) (9,72)
Chi phí phi lãi 11.406 14.973 3.567 31,27
Lợi nhuận trước thuế 12.612 13.064 452 3,58
(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)
3.3.3.1 Thu nhập
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng. Nguồn thu của ngân hàng bao gồm thu từ lãi và thu phi lãi. Trong đó, khoản mục thu nhập lãi đóng góp đáng kể, chiếm tỷ lệ khoảng 90% trong tổng thu nhập tại Chi nhánh ngân hàng, còn lại một phần nhỏ, khoảng 10% tổng thu nhập là thu nhập phi lãi. Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu là hưởng mức chênh lệch lãi suất từ hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng và đương nhiên, khoản mục thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao là điều hợp lí. Nhìn chung, khoản mục thu nhập tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè có biến động qua các năm.
Năm 2011, thu nhập tại ngân hàng tăng lên 36,94% so với năm 2010, chủ yếu là do sự gia tăng trong nguồn thu nhập từ lãi, tỷ lệ tăng 47,04% so với năm 2010. Ngân hàng lúc này được hưởng mức chênh lệch rất lớn giữa lãi suất cho vay và huy động. Trong khi lãi suất huy động vốn tối đa là 14%/năm thì lãi suất cho vay bình quân thực tế, theo báo cáo của NHNN về lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17 - 19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác khoảng 17 - 21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22 - 25%/năm. Trong năm, nguồn thu từ phi lãi lại giảm xuống rõ rệt so năm 2010 với tỷ lệ giảm 54,37% do các hoạt động
kinh doanh vàng và ngoại hối trong năm cũng có nhiều biến động, thu từ hoạt động dịch vụ giảm xuống.
Đến năm 2012, khoản mục thu nhập lại giảm xuống đáng kể, thấp hơn năm trước 2,75%. Mặc dù năm 2012, mặt bằng chung của lãi suất cho vay và huy động đồng loạt giảm mạnh theo chỉ đạo của NHNN nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, vượt qua khó khăn, nhưng nhìn chung các thành phần kinh tế trong địa bàn lại e ngại đẩy mạnh đầu tư do ảnh hưởng của chi phí đầu vào, đối với các doanh nghiệp, vấn nạn hàng tồn kho tăng cao, lợi nhuận thấp, thậm chí kinh doanh lỗ khiến cho nhu cầu vay chỉ ở mức duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà ít mở rộng ra do tâm lí e sợ không trả được nợ. Mặt khác là do trên địa bàn có sự xuất hiện của các NHTMCP khác làm cho thị phần cho vay trên địa bàn có phần giảm. Do đó, khoản mục thu nhập từ lãi trong hoạt động cho vay đã giảm xuống 11,48% so với năm trước. Trong khi đó, khoản mục thu nhập phi lãi, lại tăng lên 251,61% so với năm trước, đạt mức chênh lệch tăng 12.905 triệu đồng trong năm.
Cũng trong tình trạng nền kinh tế chưa khôi phục hoàn toàn, lãi suất huy động và cho vay vẫn tiếp tục giảm xuống sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập của ngân hàng cũng đạt mức chênh lệch tăng 71 triệu đồng so với cùng kì năm trước, song về tỷ lệ chênh lệch thì ngân hàng chỉ đạt mức tăng 0,11% so với tháng 6 năm 2012. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng lên 3,02% so với tháng 6 năm 2012. Về khoản mục thu nhập phi lãi đạt mức tăng trưởng âm 19,41% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng trong khoảng thời gian gần đây tại NH sụt giảm đáng kể vì giá vàng trong nước luôn biến động khó lường. Quan trọng hơn nữa là trên tinh thần của Chỉ thị 05/CT-NHNN và thông tư 11/2011/TT-NHNN về quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng, cũng như không sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ để cầm cố, thế chấp, vô hình chung đã làm cho khoản mục thu phi lãi của Chi nhánh ngân hàng giảm.
3.3.3.2 Chi phí
Song song với việc phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là khoản mục không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận.
Tổng chi phí của ngân hàng cũng được hình thành từ hai khoản mục lớn là khoản mục chi phí lãi và chi phí phi lãi, trong đó chi phí lãi cũng góp phần đáng kể, chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng chi phí. Tổng chi phí tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè có sự biến động, với mức chênh lệch tăng
40,58% trong năm 2011 do sự gia tăng ở cả hai khoản mục chi phí lãi và chi phí phi lãi. Sang năm 2012, tổng chi phí đã giảm xuống 2,65% so với năm trước. Chủ yếu là do sự sụt giảm đáng kể trong khoản mục chi phí lãi trong năm với tỷ lệ giảm 11,79%. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục tổng chi phí đã giảm 0,73% so với 6 tháng đầu năm 2012. Khi xét về tốc độ tăng trưởng từng khoản mục trong tổng chi phí là có sự biến động khác nhau. Cụ thể như sau:
Khoản mục chi phí lãi tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè tăng nhanh trong năm 2011, với tỷ lệ tăng 30,09%. Nguyên nhân chủ yếu là do: trong tình trạng lạm phát cao năm 2010 - 2011, ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao nhằm thu hút người gửi tiền. Đồng thời trong giai đoạn này nguồn vốn tại Chi nhánh ngân hàng chưa thật sự dồi dào, còn nhờ vào việc sử dụng vốn điều chuyển trong năm 2010, phát hành kì phiếu và chứng chỉ tiền gởi trong hai năm 2010, 2011 đã làm cho chi phí trả lãi tại ngân hàng gia tăng. Sang năm 2012, chi phí lãi tại Chi nhánh đã giảm xuống 11,79% so với năm 2011. Sau Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 08/6/2012, lãi suất ngân hàng đã giảm xuống còn 9%/năm, góp phần làm cho chi phí huy động giảm. Vào giai đoạn gần đây, 6 tháng đầu năm 2013, so với cùng kì năm trước, tốc độ tăng trưởng khoản mục chi phí lãi là âm 9,72%. Nguyên nhân cũng không ngoài sự sụt giảm về lãi suất huy động trong thời gian qua.
Khoản mục chi phí phi lãi có biến động liên tục tăng qua các năm. So với năm 2010, năm 2011, khoản mục này tăng hơn 101,22%, với mức chênh lệch tăng 13.832 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2011, Chi nhánh đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện tốt cho cán bộ công nhân viên làm việc làm chi phí tăng cao. Sang năm 2012, khoản mục này tiếp tục tăng lên với tỷ lệ tăng đến 31,53% so với năm trước. Sang 6 tháng đầu năm thì tốc độ tăng trưởng này cũng khá nhanh, tăng 31,27% so cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ xấu tại ngân hàng ngày càng tăng làm cho khoản chi dự phòng rủi ro tín dụng tăng và các khoản chi phí cho lương cán bộ, công nhân viên cũng tăng sau khi hệ số lương được nâng lên, chi phí hoạt động dịch vụ đang có xu hướng tăng trong năm 2012. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn để giành thị phần cũng như giữ chân khách hàng khi NHNN áp dụng mức trần lãi suất huy động đã làm cho chi phi lãi tăng cao khi ngân hàng triển khai quảng cáo, tiếp thị, các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng.
3.3.3.3 Lợi nhuận
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kì một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta không thể không nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM đặt ra trong quá trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận còn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong thời gian qua là đạt kết quả khi lợi nhuận luôn mang dấu dương. Tuy nhiên, khoản mục này tại