Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 45)

- Các giải pháp chỉ đạo tăng trưởng tín dụng gắn liền với triển khai sản phẩm, dịch vụ nói chung và hộ sản xuất cá nhân, doanh nghiệp nói riêng:

+ Đẩy mạnh phát triển bán chéo giữa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác như: bán các sản phẩm của ABIC, phát triển thẻ,... nhằm tăng nguồn thu ngoài tín dụng. Đồng thời, gắn kết bền vững lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng, đáp ứng nhu cầu và phục vụ khách hàng về sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ kèm theo hiện có.

+ Tiếp tục thực hiện nâng cao công tác quản lí, điều hành, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện trong từng ngày, điều hành nhanh nhạy để thực hiện hiệu suất sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, không để đọng vốn.

- Về nguồn vốn:

+ Quán triệt đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh phải coi nguồn vốn là nền tảng để mở rộng kinh doanh. Vận động, tìm kiếm những khách hàng có tiền nhàn rỗi hiện chưa có nhu cầu sử dụng vốn để gửi vào ngân hàng.

+ Tăng cường công tác tiếp thị và xây dựng tốt các mối quan hệ với các TCKT, KBNN, các khách hàng truyền thống,... giữ vững và thu hút nguồn tiền gửi có lãi suất thấp.

+ Thực hiện cơ chế khuyến khích huy động vốn và giao chỉ tiêu huy động vốn đối với từng CBNV theo văn bản số 1255/HĐTV-KHTH ngày 25/7/2012 của Chủ tịch HĐTV Agribank.

- Về tín dụng:

+ Cho vay phải bám sát chương trình, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, ưu tiên cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, đầu tư đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực trên cơ sở điều tra khảo sát các dự án có hiệu quả.

+ Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP; phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, hội để mở rộng đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn.

+ Tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định, kiểm soát được chất lượng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: phải lấy hiệu quả dự án là chính, với tài sản bảo đảm nợ vay.

+ Tiếp tục thực hiện điều tra nắm bắt khách hàng, rà soát nợ đến hạn trong tháng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ động thẩm định, hoàn tất hồ sơ vay vốn để giải ngân ngay từ những ngày đầu tháng, tránh lãng phí vốn.

- Các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng tín dụng:

+ Tuân thủ đúng quy trình và điều kiện cho vay; tổ chức rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng các khoản cho vay nhằm tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.

+ Tích cực khai thác, sử dụng thông tin tín dụng có hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong kinh doanh; nâng cao năng lực và đạo đức của

+ Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bảo đảm phản ánh đúng thực trạng, chất lượng các khoản nợ.

+ Tăng cường công tác quản lí theo dõi khoản vay, có biện pháp xử lí kiên quyết, triệt để, thực hiện nhiều biện pháp cần thiết đối với các khoản vay tiềm ẩn rủi ro, nhằm hạn chế nợ xấu tránh tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Giao kế hoạch hàng quý các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi cho vay, thu nợ xấu, thu nợ đã xử lí rủi ro cho từng CBTD và là cơ sở để xếp loại lao động hàng năm.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ tín dụng đến 100% CBTD. Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp, tác phong, thái độ giao dịch.

+ Chỉ đạo, chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị, kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ.

+ Công tác quản trị điều hành phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng điều lệ, đúng quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền, phân công đúng người đúng việc, đúng trách nhiệm và có cơ chế phân cấp ủy quyền hợp lí để chủ động trong quản lí, điều hành kinh doanh.

+ Phát động và thực hiện tốt các phong trào thi đua, đưa công tác thi đua khen thưởng thành một công cụ quan trọng trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh hàng năm. Tiếp tục tổ chức và phát động CBCNVC làm tốt công tác từ thiện xã hội, tổ chức các phong trào văn hóa, thể thao, quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của người lao động.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)