Khi phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè, nợ xấu chỉ phát sinh ở các đối tượng: cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bảng 4.7: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cá nhân, hộ gia đình 3.455 95,44 2.230 95,10 3.653 73,74 (1.225) (35,46) 1.423 63,81
Doanh nghiệp 165 4,56 115 4,90 1.301 26,26 (50) (30,30) 1.186 1.031,30
Tổng nợ xấu 3.620 100,00 2.345 100,00 4.954 100,00 (1.275) (35,22) 2.609 111,26
(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè
Bảng 4.8: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè đến tháng 6 năm 2012 – 2013 ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cá nhân, hộ gia đình 2.411 64,95 3.614 78,31 1.203 49,90
Doanh nghiệp 1.301 35,05 1.001 21,69 (300) (23,06)
Tổng nợ xấu 3.712 100,00 4.615 100,00 903 24,33
Về nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình: khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nợ xấu, luôn giữ mức tỷ trọng trên 70%. Cụ thể là trong giai đoạn 2010 - 2012 tỷ trọng này lần lượt là: 95,44%; 95,10%; 73,74% và vào tháng 6/2013 là 78,31%. Có thể thấy, đối với cá nhân và hộ gia đình là đối tượng mà ngân hàng cho vay là chủ yếu (khoảng 75% trên tổng dư nợ) nên nợ xấu phát sinh nhiều từ đối tượng này là điều khó tránh khỏi. Tuy có sự sụt giảm trong tỷ trọng nợ xấu phát sinh từ cá nhân và hộ gia đình thời gian qua, song tỷ trọng này còn rất cao. Năm 2011, khoản mục này đã giảm xuống 35,46% so với năm trước, từ 3.455 triệu đồng năm 2010 còn 2.230 triệu đồng. Đến năm 2012, có chênh lệch tăng với tỷ lệ 63,81%, con số thực nợ xấu là 3.653 triệu đồng. Vào thời điểm tháng 6/2013, khoản mục này vẫn có xu hướng tăng với tỷ lệ chênh lệch 49,90% so với tháng 6/2012. Xét về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của cá nhân, hộ gia đình trong giai đoạn 2010 - 2012 lần lượt là: 0,60%; 0,39%; 0,59% và tháng 6/2013 là: 0,56%, nghĩa là cứ trên 100 đồng cho vay cá nhân, hộ gia đình có khoảng 0,39 đến 0,6 đồng là nợ xấu. Điều này cho thấy, tuy nợ xấu cá nhân và hộ gia đình có xu hướng tăng kể từ năm 2012 và tỷ trọng trong tổng cơ cấu vẫn còn cao nhưng hiệu quả với các khoản vay cá nhân, hộ gia đình là mang đến hiệu quả tương đối cao, ít rủi ro.
Về nợ xấu doanh nghiệp: có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong tỷ trọng nợ xấu, năm 2010, 2011, tỷ trọng này chỉ là 4,56%; 4,90%. Sang đến năm 2012, tỷ trọng này là 26,26% và tính đến thời điểm tháng 6/2013, tỷ trọng này là 21,69%. Sự thay đổi trong cơ cấu này chủ yếu là sự gia tăng đột biến trong khoản mục theo thời gian. Cụ thể là trong năm 2011, khoản mục này là 115 triệu đồng, chênh lệch giảm với tỷ lệ 30,30% so với năm 2010 là 165 triệu đồng. Cùng chung với thực trạng giảm nợ xấu trong năm 2011, khoản mục này cũng giảm xuống và ứng với tốc độ giảm nợ xấu trong năm, khiến cho tỷ trọng nợ xấu DN trong tổng cơ cấu nợ xấu không có sự thay đổi đáng kể. Thế nhưng đến năm 2012, khoản mục lại có sự gia tăng đột biến, lên đến con số 1.301 triệu đồng, với mức tỷ lệ tăng 1.031,30%, ứng với con số chênh lệch 1.186 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng nợ xấu DN trong năm vừa qua là do đa phần các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung và liên kết nên dễ chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường. Đặc biệt, năm 2012 là năm rất khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh trong khi sức mua giảm, khiến hàng tồn kho tăng cao, hàng hóa không tiêu thụ được, doanh nghiệp không thể thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Đến thời điểm 6 tháng năm 2013, khoản mục này là 1.001 triệu đồng, đã giảm xuống với tỷ lệ 23,06% so với 6 tháng năm trước là 1.301 triệu đồng. Tuy nợ xấu doanh nghiệp có giảm, song có thể thấy, các
doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi thật sự khi sức mua còn chưa gia tăng trở lại sau cơn khủng hoảng về kinh tế là nguyên nhân khiến cho dư nợ xấu tại tháng 6/2013 vẫn còn khoảng 1 tỷ đồng. Trước tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp, vốn cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp phần lớn không thể thu hồi được từ nguồn thu sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế và môi trường kinh doanh khó khăn đã làm cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khi đến hạn và nợ xấu của ngân hàng tăng lên. Xét về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của DN những năm 2010 - 2012 là: 0,08%; 0,06%; 0,68% và đến tháng 6 năm 2012 - 2013 là: 0,66% và 0,50%. Có thể thấy hiệu quả các khoản vay của DN những năm 2010 - 2011 là rất hiệu quả, rủi ro cho ngân hàng là rất thấp. Với sự biến động kinh tế phức tạp kể từ năm 2012, đã làm cho hiệu quả các khoản vay giảm dần, cứ trên 100 đồng dư nợ DN có 0,68 đồng nợ xấu. Tính đến thời điểm gần nhất, tháng 6/2013 cứ trên 100 đồng dư nợ cho vay DN có 0,50 đồng là nợ xấu. Qua tỷ số này, có thể cho ngân hàng thấy được sự gia tăng rủi ro với dư nợ DN, ngân hàng nên thận trọng hơn trong công tác thẩm định cho vay cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng là doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong điều kiện kinh tế chưa thật hồi phục như hiện nay. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ này tại Chi nhánh ngân hàng đều rất thấp và đều thấp hơn 3%, phản ánh chất lượng các khoản vay tại đơn vị đối với khách hàng là DN vẫn được đánh giá tốt, có mức độ rủi ro thấp, gần với khách hàng là cá nhân và hộ gia đình.