Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 27)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Cái Bè bao gồm: - Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc;

Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Cái Bè:

(Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè

3.2.2 Chức năng của các phòng ban

- Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH, hướng dẫn giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị.

- Phó giám đốc: có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình huy động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các phòng nghiệp vụ.

- Phòng Kế hoạch & kinh doanh: chuyên thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, huy động vốn. Bên cạnh đó có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, báo cáo thống kê, xây dựng kế hoạch vốn cho toàn Chi nhánh và đưa ra kế hoạch hoạt động tín dụng.

P. Giám Đốc P. Giám Đốc P. Giám Đốc

PGD An Hữu Phòng Kế hoạch & kinh doanh Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tổ chức hành chính PGD Hậu Thành PGD Hoà Khánh Giám Đốc

- Phòng Kế toán: thực hiện các nghiệp vụ như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các tài khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng. Phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, giúp Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch cũng như điều hành hoạt động tín dụng toàn Chi nhánh.

- Phòng Ngân quỹ: thực hiện các khoản thu chi tiền mặt với sự xác nhận của phòng Kế toán, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng như các giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng. Khách hàng sẽ đến nộp và lãnh tiền ở phòng Ngân quỹ và ngược lại phòng Ngân quỹ cũng có trách nhiệm kiểm tra số tiền.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí, thôi việc,…

- Phòng Giao dịch: là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp huyện Cái Bè, 3 phòng giao dịch này quản lý cho vay ở khu vực An Hữu, Hậu Thành và Hoà Khánh, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện.

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

Thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước bằng nhiều hình thức như sau:

- Tiền gửi thanh toán của khách hàng;

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn ngắn, trung và dài hạn; - Phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích;

- Ngoài ra, NHNo&PTNT huyện Cái Bè còn thực hiện vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, các hình thức chiết khấu chứng từ có giá, tái chiết khấu, thế chấp, chiết khấu thương phiếu,… nhằm mở rộng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn.

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với cá nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh,… như:

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho trồng trọt và chăn nuôi theo mùa vụ, cho kinh doanh, tiêu dùng,...

- Cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng vốn mua máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, xây dựng công trình nông thôn, sửa chữa và xây dựng mới nhà ở,…

- Thực hiện các dịch vụ nhằm đem lại nguồn thu cho ngân hàng như: cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi ngoại tệ,…

- Chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn.

3.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ 3.3.1 Về tình hình nguồn vốn của ngân hàng 3.3.1 Về tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Dù trong bất kì ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào, mà nhất là trong ngành ngân hàng, vốn luôn là yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Với một ngân hàng thì vốn chính là huyết mạch cho sự vận hành của nó, vì thế bất cứ ngân hàng nào cũng rất chú trọng việc làm thế nào để huy động được nguồn vốn nhiều nhất với chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu hoạt động của mình.

Tuy nền kinh tế giai đoạn 2010 - tháng 6/2013 có nhiều bất ổn, riêng ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không kém. Nhiều lần, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, nhưng tổng nguồn vốn tại Chi nhánh ngân hàng vẫn gia tăng. Tỷ lệ gia tăng nguồn vốn năm 2011 là 6,41% so với năm 2010, nâng tổng nguồn vốn từ 824.491 triệu đồng năm 2010 lên 877.360 triệu đồng trong năm 2011. Sang năm 2012, nguồn vốn tại Chi nhánh là 1.148.004 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng đến 30,85%. Đến thời điểm gần nhất, tháng 6/2013, nguồn vốn hiện có tại Chi nhánh ngân hàng là 1.145.066 triệu đồng, tăng 15,55% so với cùng kì năm trước.

Để đạt được kết quả trên trong những năm qua, Ban giám đốc ngân hàng đã luôn quan tâm sâu sát đến công tác huy động vốn, ưu tiên các giao dịch gửi, rút tiết kiệm đi đôi với việc không ngừng tuyên truyền công tác huy động vốn trong dân cư trên địa bàn huyện, phát huy được yếu tố “quốc doanh” để tạo ra tâm lí an toàn đối với khách hàng khi gởi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt phương châm “Trung thực, kỉ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” nên NH đã tạo được niềm tin từ khách hàng nói chung và khách hàng gởi tiền nói riêng. Dưới đây là bảng tóm tắt về tình hình nguồn vốn.

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 706.010 85,63 877.360 100,00 1.148.004 100,00 171.350 24,27 270.644 30,85

Vốn điều chuyển 118.481 14,37 0 0.00 0 0,00 (118.481) (100,00) 0 -

Tổng nguồn vốn 824.491 100,00 877.360 100,00 1.148.004 100,00 52.869 6,41 270.644 30,85

(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC

6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 990.968 100,00 1.145.066 100,00 154.098 15,55

Vốn điều chuyển 0 0,00 0 0,00 0 -

Tổng nguồn vốn 990.968 100,00 1.145.066 100,00 154.098 15,55

Khoản mục vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè gia tăng rất nhanh qua các năm, giúp cho Chi nhánh ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động sử dụng vốn. Thông qua các hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các cá nhân và doanh nghiệp, NHNo&PTNT huyện Cái Bè đã huy động được một lượng lớn về vốn trong nền kinh tế nói chung và khối lượng vốn có kì hạn nói riêng. Trước những biến động bất ổn của nền kinh tế, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động. Thực tế cho thấy, đến thời điểm hiện nay, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm nhiều lần lãi suất huy động khoảng từ 15%/năm trong năm 2010 về với lãi suất khoảng 7,5% tính đến tháng 6/2013. Thế nhưng, với tâm lí lo sợ lãi suất sẽ giảm thêm trong giai đoạn những năm trở lại đây, mà nhiều cá nhân gởi tiền đã điều chỉnh kì hạn tiền gửi dài hơn. Chính điều này đã làm cho khoản mục tiền gửi có kì hạn khách hàng tăng lên thay vì khách hàng sẽ rút vốn vì lãi suất huy động giảm. Điểm đáng chú ý là NH đã ngừng phát hành GTCG kể từ năm 2012, điều này góp phần hạn chế nguồn vốn huy động có chi phí cao, lại tốn kém thêm chi phí phát hành, in ấn đối với các GTCG làm kém đi hiệu quả của hoạt động huy động vốn.

Khoản mục vốn điều chuyển tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè đã có dấu hiệu giảm tuyệt đối kể từ năm 2011, trong khi năm 2010, Chi nhánh ngân hàng đã nhận 118.481 triệu đồng từ NHNo&PTNT tỉnh Tiền Giang chuyển đến. Đây là một dấu hiệu tốt khi ngân hàng đã thật sự chủ động được nguồn vốn tại đơn vị và càng khẳng định về lợi thế về hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động huy động vốn nói riêng của ngân hàng trên địa bàn huyện.

3.3.2 Về hoạt động tín dụng

Nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, với nguồn vốn huy động được, NHNo&PTNT huyện Cái Bè đã nhanh chóng tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Ngoài việc coi trọng công tác huy động vốn, NH còn chú trọng mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay đi đôi với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng.

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 1.313.767 100,00 1.389.988 100,00 1.433.892 100,00 76.221 5,80 43.904 3,16

Ngắn hạn 1.186.513 90,31 1.282.251 92,25 1.322.588 92,24 95.738 8,07 40.337 3,15 Trung và dài hạn 127.254 9,69 107.737 7,75 111.304 7,76 (19.517) (15,34) 3.567 3,31 Doanh số thu nợ 1.211.729 100,00 1.385.856 100,00 1.406.030 100,00 174.127 14,37 20.174 1,46 Ngắn hạn 1.115.293 92,04 1.270.279 91,66 1.297.672 92,29 154.986 13,90 27.393 2,16 Trung và dài hạn 96.436 7,96 115.577 8,34 108.358 7,71 19.141 19,85 (7.219) (6,25) Dư nợ 773.883 100,00 778.015 100,00 805.877 100,00 4.132 0,53 27.862 3,58 Ngắn hạn 567.317 73,31 579.289 74,46 604.205 74,97 11.972 2,11 24.916 4,30 Trung và dài hạn 206.566 26,69 198.726 25,54 201.672 25,03 (7.840) (3,80) 2.946 1,48

Bảng 3.4: Tình hình hoạt động tín dụng theo thời hạn tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

ĐVT: triệu đồng

KHOẢN MỤC Tháng 6 đầu/2012

Tháng 6

đầu/2013 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 749.773 100,0 0 777.688 100,0 0 27.915 3,72 Ngắn hạn 692.416 92,35 715.381 91,99 22.965 3,32 Trung và dài hạn 57.357 7,65 62.307 8,01 4.950 8,63 Doanh số thu nợ 738.717 100,0 0 738.929 100,0 0 212 0,03 Ngắn hạn 679.677 92,01 679.815 92,00 138 0,02 Trung và dài hạn 59.040 7,99 59.114 8,00 74 0,13 Dư nợ 789.071 100,0 0 844.636 100,0 0 55.565 7,04 Ngắn hạn 592.028 75,03 639.771 75,75 47.743 8,06 Trung và dài hạn 197.043 24,97 204.865 24,25 7.822 3,97

(Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)

3.3.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm mà ngân hàng đã sử dụng để cho vay thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, với doanh số cho vay là 1.313.767 triệu đồng, sang năm 2011, khoản mục này đã gia tăng hơn 5,80%, rồi tiếp tục tăng 3,16% trong năm 2012, nâng doanh số cho vay trong năm 2012 lên 1.433.892 triệu đồng. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2013, con số này vẫn cao hơn cùng kì năm trước

với tỷ lệ chênh lệch là 3,72%. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, hoàn thiện hơn thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng.

Doanh số cho vay ngắn hạn: giống như nhiều NHTM khác tại Việt Nam, DSCV tại Chi nhánh ngân hàng tập trung vào các kì hạn ngắn. Cụ thể là DSCV ngắn hạn tại đơn vị luôn chiếm tỷ lệ khoảng 90% trong tổng cơ cấu và luôn có tốc độ tăng trưởng dương qua các năm. Chủ yếu là để phù hợp với cơ cấu tiền gởi của ngân hàng, hầu hết nguồn vốn mà ngân hàng huy động được đều có thời hạn ngắn. Thêm vào đó, cho vay ngắn hạn rất linh hoạt về lãi suất và vốn quay về ngân hàng nhanh, làm gia tăng vòng quay vốn tín dụng nên được xem là ít rủi ro và ngân hàng ưa chuộng loại đầu tư tín dụng này. Mặt khác, cùng với quy định về việc cân đối vốn và cho vay theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN về việc hạ mức sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 40% xuống còn 30% làm cho ngân hàng khá e dè trong cho vay trung dài hạn nên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao khoảng 90% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục cho vay ngắn hạn tại ngân hàng cũng gia tăng, đạt mức tăng 3,32% so với cùng kì năm trước. Đây cũng là một tín hiệu khả quan cho tình hình tín dụng trong năm, phù hợp với sự gia tăng về vốn huy động, giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối tượng cho vay chủ yếu trên địa bàn huyện là cá nhân, hộ gia đình và một số ít doanh nghiệp với mục đích nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh theo mùa vụ. Nếu xét theo lĩnh vực cho vay ngắn hạn, huyện Cái Bè có các ngành nghề như: nông nghiệp, thủy sản (vay để mua hạt giống, phân bón, chăm sóc vườn, chăn nuôi heo và nuôi cá tra, cá basa,…), bán buôn bán lẻ (thường tập trung cho vay tiểu thương mua bán có thời hạn 3 hoặc 6 tháng).

Doanh số cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh tuy vẫn ổn định trong cơ cấu, trên dưới 10%, có sự biến động theo thời gian. Ngược lại tốc độ tăng trưởng âm 15,34% trong năm 2011 so với năm trước, năm 2012 khoản mục trung - dài hạn đã tăng lên 3,31%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này đã tăng lên 8,63% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011, về phía các doanh nghiệp với tâm lí ngại đầu tư mở rộng thị trường, đầu ra sản phẩm khó thì ngân hàng cũng ngại rủi ro do dự án kinh doanh không khả thi, gặp nhiều rủi ro quá hạn, lại thêm nhiều vướng mắc về tài sản bảo đảm. Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng cũng đang ở mức cao (khoảng 19%/năm) nên khoản mục trung – dài hạn này giảm so với trước đó. Từ năm 2012 trở lại đây, với sự điều tiết của Chính phủ, NHNH cũng đã điều

chỉnh hạ lãi suất cho vay, tính đến những tháng đầu năm 2013, lãi suất cho vay trung và dài hạn đã về mức 11 - 12%/năm đã làm cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đã mạnh dạn vay vốn khiến cho DSCV trung, dài hạn lại tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đa số các khoản vay trung, dài hạn tại huyện

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lí nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện cái bè – tiền giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)