Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng ngân hàng, NHNo&PTNT huyện Cái Bè đã nghiêm chỉnh thực hiện theo tinh thần của Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều từ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Nhìn chung, tổng DPRR tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè có sự biến động theo thời gian. Trong năm 2011, tổng DPRR có tín hiệu giảm xuống 4.828 triệu đồng, với tỷ lệ chênh lệch giảm 3,98% so với năm 2010 là 5.028 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm trong tổng nợ xấu năm 2011, làm cho số tiền trích lập rủi ro tín dụng giảm xuống. Sang năm 2012, khoản mục này tăng lên đến 7.202 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 49,17% so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm nay khi so với 6 tháng đầu năm trước cũng tiếp tục gia tăng 20,91%, nâng số trích lập dự phòng lên đến 7.701 triệu đồng. Có thể thấy là dư nợ tại Chi nhánh ngân hàng liên tục tăng qua từng năm, và kể từ năm 2012, dư nợ xấu tại đơn vị có sự gia tăng, nhất là sự gia tăng nhanh chóng trong tổng nhóm nợ 4 và 5, nên ngân hàng đã trích lập DPRR cao hơn để hạn chế rủi ro mà chính ngân hàng gặp phải. Trong đó:
Bảng 4.11: Tình hình trích lập DPRR tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dự phòng chung 4.179 83,11 4.048 83,84 5.867 81,46 (131) (3,13) 1.819 44,94
Dự phòng cụ thể 849 16,89 780 16,16 1.335 18,54 (69) (8,13) 555 71,15
Tổng DPRR 5.028 100,00 4.828 100,00 7.202 100,00 (200) (3,98) 2.374 49,17
Nguồn Phòng kế hoạch và kinh doanh NHNo&PTNT huyện Cái Bè)
Bảng 4.12: Tình hình trích lập DPRR tại NHNo&PTNT huyện Cái Bè tháng 6 năm 2012 – 2013
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN MỤC 6 tháng đầu/2012 6 tháng đầu/2013 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dự phòng chung 5.281 82,92 6.312 81,96 1.031 19,52
Dự phòng cụ thể 1.088 17,08 1.389 18,04 301 27,67
Tổng DPRR 6.369 100,00 7.701 100,00 1.332 20,91
Dự phòng chung: tại Chi nhánh ngân hàng, khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao tổng cơ cấu (trên 80%) và sự biến động trong khoản mục cũng tương tự với tổng DPRR. Cụ thể là giảm 3,13% trong năm 2011, lại tăng lên 44,94% trong năm 2012 và đến tháng 6/2013, khoản mục này tăng hơn tháng 6/2012 là 19,52%. Trong năm 2011, sự sụt giảm đáng kể trong dư nợ nhóm 3 và nhóm 4 như đã phân tích ở trên cũng phần nào giải thích được biến động giảm trong khoản mục dự phòng chung. Và kể từ năm 2012, dư nợ nhóm 3 và 4 tại ngân hàng đã gia tăng kèm theo con số dư nợ tại ngân hàng cũng có biến động tăng mà đã làm cho khoản mục này nâng lên đáng kể trong năm 2012. Tính đến thời điểm tháng 6/2013, tuy trong khoản mục nợ nhóm 4 có sụt giảm 997 triệu đồng nhưng lại không đáng kể với con số gia tăng trong tổng dư nợ từ nhóm 1 - 4 tại đơn vị nên đã khiến cho việc trích lập dự phòng chung vẫn cao hơn tháng 6/2012 là 1.031 triệu đồng.
Dự phòng cụ thể: tại Chi nhánh ngân hàng, khoản mục chiếm tỷ trọng dưới 20% trong tổng DPRR và cũng có xu hướng biến động tương tự. Trong năm 2011, khoản mục giảm 8,13% so với năm trước là do nguyên nhân tổng nợ xấu tại ngân hàng đã giảm so với năm trước. Đến năm 2012, dự phòng rủi ro cụ thể lại tăng lên với tỷ lệ 71,15% so với năm 2011. Chủ yếu là do biến động tăng trong khoản mục nợ xấu mà việc trích lập dự phòng cụ thể là cao hơn và nợ nhóm 5 lại có sự gia tăng đột biến, tăng hơn năm trước đến 208,40%. Tháng 6/2013, dự phòng cụ thể vẫn cao hơn 27,67% so với cùng thời điểm năm trước, không ngoài lí do nợ xấu cao hơn thời điểm trước đó mà nợ nhóm 5 tại ngân hàng vẫn có xu hướng gia tăng với tỷ lệ 83,11%, khiến cho việc trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ 100% đối với nhóm nợ này cao hơn.