3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn đánh giá là so sánh kết quả công việc đã làm với các mục tiêu đã xác định từ trước. Như vậy, thực chất của kiểm tra, đánh giá là theo dõi và xác định mức độ đạt được của một mục tiêu.
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng của công tác QL giáo dục nói chung, QL SV nói riêng. Trong lý luận và thực tiễn khẳng định, có kiểm tra, đánh giá thì mới có sự QL và ngược lại. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác QL SV sẽ giúp giám sát chặt chẽ quá trình, phát hiện ra những lỗi sai, sự chưa hợp lý trong công tác triển khai để có định hướng bổ sung, điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QL SV.
3.2.4.2. Nội dung giải pháp
Nội dung cơ bản của nhóm giải pháp này là:
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác QL SV trên cơ sở kế hoạch đã vạch ra từ đầu năm học.
- Phát hiện những điểm chưa hợp lý của công tác QL SV so với yêu cầu đào tạo theo HTTC.
- Rút kinh nghiệm, chỉ ra mặt mạnh, yếu của công tác QL SV.
- Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện quy trình QL SV phù hợp với đào tạo theo HTTC
Việc kiểm tra, giám sát chủ yếu bao quát trên các mặt hoạt động của công tác QL SV như: QL hoạt động học, QL việc tham gia các hoạt động tập thể, QL SV nội, ngoại trú, QL việc thực hiện chế độ, chính sách đảm bảo quyền, nghĩa vụ của SV…
3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, cần thống nhất các nội dung kiểm tra, đánh giá và tiêu chí đánh giá hiệu quả đạt được của công tác QL SV. Các tiêu chí này sau khi thống nhất được phổ biến rộng rãi đến các bộ phận liên quan.
- Trong quá trình thực hiện, cần phân cấp hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác QL SV một cách phù hợp, đúng chức năng, hiệu quả:
+ Ban Giám hiệu: Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác QL SV từ khi công tác QL SV được đề xuất đến khi tổ chức thực hiện về các mặt: Tiến trình thực hiện công tác QL SV, thời gian công tác QL SV, việc quán triệt nội dung và các giải pháp thực hiện công tác QL SV, quá trình sử dụng nhân lực, điều kiện QL, hiệu quả công tác QL SV… việc kiểm tra, đánh giá của Ban Giám hiệu không chỉ giúp điều chỉnh, bổ sung kịp thời những thiếu sót trong quá trình công tác QL SV mà còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận trong Trường trong quá trình thực hiện.
+ Phòng Công tác Chính trị và HSSV: Có nhiệm vụ tự đánh giá hoạt động QL SV của Phòng trên các mặt: QL SV trong hoạt động học tập, QL SV trong hoạt động tập thể, QL SV nội, ngoại trú, QL việc thực thi chế độ, chính sách cho SV. Trên cơ sở đó, đối chiếu với kế hoạch QL SV đã được phê duyệt từ đầu năm học, tự đánh giá hiệu quả của việc thực hiện từng công việc. Quá
trình tự đánh giá này phải song song với quá trình rút kinh nghiệm, điều chỉnh, sửa sai để công tác QL SV đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Phòng Đào tạo: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác QL SV trong hoạt động học tập để thu thập dữ liệu chính xác, sát thực nhất làm căn cứ đánh giá kết quả học tập của SV. Đồng thời, phát hiện những lỗi sai, kẽ hở trong quy trình thông báo lịch học, kiểm diện, đánh giá nền nếp học tập… để hoàn thiện quy trình QL SV (tổng thể).
+ Các phòng chức năng và khoa chuyên môn: Các phòng chức năng và khoa chuyên môn là những bộ phận cơ bản cấu thành bộ máy tổ chức của một cơ sở đào tạo. Các bộ phận này cùng tham gia vào công tác QL SV. Trong công tác QL SV, các bộ phận này được giao thực hiện những nhiệm vụ riêng và có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác QL SV của bộ phận mình để tránh không làm cản trở đến quá trình công tác QL SV chung của Trường.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết hợp hình thức kiểm tra thường xuyên và đột xuất để thu được kết quả chính xác và toàn diện nhất. Trên cơ sở kết quả thu nhận, các bộ phận họp bàn để đánh giá thống nhất, rút kinh nghiệm.
Để giải pháp này tiến hành đạt hiệu quả mong muốn, các bộ phận phải thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, khách quan, trung thực, nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện trong quá trình đào tạo theo HTTC.
3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh