Bộ máy công tác quản lý sinh viên của Trường Đại học sư phạm thành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 51)

chỉ ở Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Công tác HSSV trong các trường ĐH và chuyên nghiệp nói chung là một hoạt động đặc biệt rất phức tạp, đa dạng và khó khăn nhưng thực tế là hoạt động góp phần to lớn vào chất lượng đào tạo toàn diện nguồn nhân lực ở các loại hình và ngành nghề khác nhau từ trước tới nay. Cho đến nay, sau 4 năm triển khai thực hiện, đào tạo theo HTTC tại Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục cũng như QL. Bên cạnh việc mang lại những hiệu ứng mới mẻ thì nhà trường cũng giống như rất nhiều trường ĐH trong cả nước còn gặp phải rất nhiều những bất cập, trong đó điển hình là công tác SV.

2.2.1. Bộ máy công tác quản lý sinh viên của Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phạm thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống tổ chức QL SV của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh gồm Hiệu trưởng, Phòng Công tác chính trị và HSSV, các phòng chức năng, khoa, CVHT và lớp SV.

Số cán bộ và cán bộ làm công tác QLSV của Trường ĐHSP TP.HCM

Bảng 2.2: Số lượng cán bộ QL SV tại Trường ĐHSP TP.HCM

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ Số lượng

Tại các phòng ban 340

Tại văn phòng các Khoa 40

Cố vấn học tập 282

Phòng Công tác Chính trị và HSSV 8

Trong đó:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính chỉ đạo công tác sinh viên toàn trường.

- Phòng Công tác Chính trị và HSSV là đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính trong tổ chức triển khai công tác SV cho toàn trường.

- Phòng chức năng: Phòng Đào tạo, phòng Kế hoạch-Tài chính, phòng Thanh tra Đào tạo, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng… triển khai và giải quyết các vấn đề về điểm thi, lớp thi, học phần, lệ phí, học phí, khiếu nại…

- Khoa là đơn vị trực tiếp QL toàn diện SV và triển khai thực hiện các hoạt động rèn luyện SV thông qua CVHT, Chi đoàn và lớp SV.

- Để tìm hiểu thực trạng về mức độ quan đến công tác QLSV trong đào tạo theo HTTC và năng lực của cán bộ QLSV ở trường ĐHSP TP.HCM chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 90 cán bộ QL, GV và CVHT. Kết quả khảo sát được như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng về nhận thức và năng lực của cán bộ QL, GV và CVHT về công tác quản lý SV đào tạo theo HTTC ở Trường ĐHSP TP.HCM

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Khá Trung bình

1 Mức độ quan tâm của GV về tầm quan trọng của công tác quản lý SV

12 (13.3%) 28 (31,1%) 42 (46,6%) 8 (8,8%) 2 Mức độ quan tâm của CVHT về công

tác QL SV 14 (15,6%) 30 (33,8%) 34 (24.3%) 12 (13,3%) 3 Mức độ quan tâm của cán bộ QL về

công tác QL SV 10 (11,1%) 36 (40%) 26 (28,9%) 18 (20%) 4 Năng lực của đội ngũ cán bộ QLSV 12

(13.3%) 30 (33,3%) 34 (37,7%) 14 (15,5%) 5 Kỹ năng kiểm tra, đánh giá SV của cán

bộ QL 8 (8,9%) 22 (24,4%) 28 (31.1%) 32 (35,6%)

Từ bảng 2.3 cho thấy:

- Nhận thức của GV được đánh giá rất tốt 12 phiếu tỷ lệ 13,3%; tốt 28 phiếu tỷ lệ 31,1%; khá 42 phiếu tỷ lệ 46,6% và trung bình 8 phiếu (8,8%). Như vậy số liệu cho rằng công tác QLSV rất quan trọng trong quá trình học tập tại trường, bên cạnh đó vẫn còn không ít GV xem nhẹ công tác QLSV, vì cho rằng công tác này là của cán bộ QL, của CVHT, của phòng Công tác Chính trị và HSSV nên ít quan tâm và chỉ quan tâm đến SV trong học phần của mình giảng dạy.

- Mức độ quan tâm về công tác quản lý SV của CVHT được đánh giá khá tốt 14 phiếu chiếm tỷ lệ 15,6%; tốt 30 phiếu tỷ lệ 33,3%; khá 34 phiếu tỷ lệ 37,8% và trung bình 12 phiếu tỷ lệ 13,3%. Qua số phiếu ta thấy CVHT là tư vấn cho một lớp SV về chương trình, kế hoạch học tập, đăng ký môn học, lựa chọn ngành nghề; động viên SV của lớp tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động ngoại khóa; theo dõi và đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của SV lớp mình; nhận xét và cho điểm rèn luyện của SV theo biên bản báo cáo của ban cán sự lớp và chi đoàn. Bên cạnh đó vẫn còn có khá 24,4% và trung bình 13,3% là con số nói lên sự quan tâm chưa đúng mức của CVHT.

- Nội dung về mức độ quan tâm của cán bộ QL. Qua số phiếu khảo sát rất tốt 10 phiếu chiếm tỷ lệ 11,1%; tốt 36 phiếu tỷ lệ 40%; khá 26 phiếu tỷ lệ 28,9% và trung bình 18 phiếu tỷ lệ 20%. Qua số phiếu khảo sát cho thấy mức độ quan tâm của cán bộ QL về công tác QLSV chưa cao. Do đổi mới đào tạo theo HTTC nhiều cán bộ QL vẫn làm theo quán tính cũ của niên chế và sức ỳ còn lớn. Vì vậy cần sự quan tâm hơn của Nhà trường

- Năng lực đội ngũ cán bộ QLSV: Nội dung này được đánh giá ở mức trung bình khá qua bảng khảo sát rất tốt 12 phiếu chiếm tỉ lệ 13,3%; tốt 30 phiếu tỷ lệ 33,3%; khá 34 phiếu tỷ lệ 37,7% và trung bình 14 phiếu (15,5%). Do đổi mới đào tạo theo HTTC và năng lực chưa cao nên nhiều cán bộ QL

không bắt kịp được dẫn đến lúng túng và không có tính đột phá trong công việc nhằm đáp ứng với sự đổi mới hình thức đào tạo theo HTTC.

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá SV của cán bộ quản lý. Số liệu khảo sát số phiếu rất tốt 8 phiếu tỷ lệ 8,8%; tốt 22 phiếu tỷ lệ 24,4%; khá 28 phiếu tỷ lệ 331,1% và trung bình 32 phiếu (35,5%). Qua đó ta thấy về năng lực và kỹ năng của cán bộ QL chưa cao. Khi chuyền qua đào tạo theo HTTC kéo theo nhiều sự thay đổi hàng loạt vấn đề mà cán bộ QL không bắt kịp. Vì vậy Nhà trường cần quan tâm bổ sung nhân sự cho Phòng Công tác Chính trị và HSSV, đồng thời bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ QL.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)