Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Trong bối cảnh nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin cùng với nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ, giáo dục và đào tạo đang diễn ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện trên

quy mô toàn cầu. Trong đó, vấn đề đổi mới phương thức đào tạo và QL đào tạo theo hướng hiện đại hoá, tin học hóa đã và đang trở thành một yêu cầu cấp bách.

Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020” nêu rõ: "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo HTTC, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài" [9; tr. 42]. Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh cũng đã không ngừng nỗ lực trong công tác giáo dục và công tác QL để đào tạo được nguồn nhân lực tốt nhất.

Bên cạnh việc đạt được một số kết quả tích cực công tác QL SV của Trường vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Những khó khăn, bất cập này tồn tại do nhiều nguyên nhân:

- Khi chuyển mô hình đào tạo tất yếu phải có thời kỳ thích nghi, thời kỳ cải biến từ hệ niên chế sang hệ HTTC, để từ đó cả hệ thống trong ĐH mới thật sự chuyển đổi. Đào tạo TC chưa có trong tiền lệ, lại có sự khác biệt rất lớn so với phương thức đào tạo lâu nay của Nhà trường nên Nhà trường còn thiếu kinh nghiệm, thiếu cơ sở vật chất và các nguồn lực khác.

- Có một số cán bộ làm công tác QL, một số GV chưa nắm rõ quy chế và quá trình đào tạo theo HTTC. Trong khi đó, việc triển khai đào tạo theo HTTC của Bộ GD & ĐT còn thiếu tính nhất quán dẫn đến các trường lúng túng trong khâu thực hiện và QL

- Kinh nghiệm và kỹ năng QL SV theo HTTC chưa nhiều, Nhà trường còn đang trong quá trình tìm tòi học hỏi. Trong khi đó, đào tạo theo HTTC dành nhiều quyền lựa chọn và chủ động cho SV dẫn đến tính phức tạp trong khâu QL.

- Nhiều SV chưa thích nghi, thích ứng với cách học tập mới, còn thụ động, thậm chí còn có một số ít học tập đối phó, thiếu tính tự giác, ít lên lớp. Đồng thời, mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động mạnh đến đời sống

học đường. Tình hình chính trị, tư tưởng, đạo đức SV đang xuống cấp, đáng báo động.

- Cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc triển khai QL SV theo đúng quy trình chặt chẽ, đồng thời sự phối hợp với các đơn vị ngoài trường nhằm thực hiện công tác SV chưa được chặt chẽ

Từ những vấn đề trên của Nhà trường, có thể khái quát thành hai vấn đề chính cần tập trung giải quyết nhằm giúp cho công tác SV của Nhà trường phát huy tác dụng trong điều kiện đào tạo theo HTTC:

+ Vấn đề nhận thức: Nhận thức của cán bộ, GV và SV về nội dung công tác SV và QL SV chưa toàn diện, thiếu định hướng tư tưởng trong toàn Trường về công tác SV; ý thức trách nhiệm đối với công tác SV chưa cao; Việc phổ biến học tập về công tác SV chưa được quan tâm đúng mức; Đội ngũ QL còn mỏng và chưa phân công, phân cấp cụ thể…

+ Vấn đề thực tiễn: Nội dung công tác QL SV chưa được thực hiện đầy đủ, các giải pháp thực hiện các nội dung của công tác này chưa rõ ràng và kém hiệu quả dẫn đến chất lượng hiệu quả của công tác QL SV chưa cao. Điều đó thể hiện ở chỗ: hiện nay, Trường chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ cũng như điều kiện đầy đủ để thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Năng lực của cán bộ QL chuyên trách chưa cao, chưa chú trọng bồi dưỡng cán bộ làm công tác QL SV. Bên cạnh đó, điều kiện để triển khai công tác QL SV vẫn còn nhiều bất cập.

Về bản chất, chúng tôi nhận thấy rằng, những giải pháp mà Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng cho công tác QL SV theo HTTC không khác mấy so với giải pháp QL giáo dục cho SV theo hệ niên chế. Do đó, khi áp dụng, mặc dù đã có những thay đổi nhưng không tránh khỏi sự bất cập, lúng túng và bị động.

Từ thực tiễn trên đây, việc đưa ra hệ thống các giải pháp QL SV của Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết, đòi hỏi huy động nhân lực, trí lực của tập thể cán bộ, GV và SV trong toàn Trường.

Kết luận chương 2

Vấn đề QL SV trong đào tạo theo HTTC trong bối cảnh hiện nay không dễ dàng, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động. Chúng ta cần phải có chiến lược thay đổi phương pháp dạy học, xác định vai trò của cán bộ và SV trong công tác QL và tạo môi trường tiện nghi, phù hợp với những điều kiện cần thiết để thực hiện việc đào tạo theo HTTC, trang bị cho họ hành trang bước vào đời thành công trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong chương này, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác SV và những giải pháp QL SV của Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trong đào tạo theo HTTC. Chúng tôi nhận thấy rằng, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh là một trong những trường có bề dày truyền thống cũng như là trường trọng điểm trong đào tạo nguồn nhân lực sư phạm cho cả nước. Đồng thời, đây cũng là trường có công tác SV khá tiêu biểu so với trường phía Nam. Nhà trường đã tiến hành thay đổi giải pháp QL khi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo HTTC: phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, khoa trong công tác SV; đổi mới chương trình đào tạo và phương pháp học tập; áp dụng CNTT trong QL... tuy nhiên, những giải pháp này, xét về góc độ nào đó vẫn là những giải pháp QL đào tạo nói chung chứ chưa phải là giải pháp QL SV căn cơ. Dù đạt được một số kết quả nhưng công tác QL SV vẫn còn nhiều những hạn chế, bất cập. Điều đó đã đặt ra cho nhà trường những vấn đề cần giải quyết trong công tác QL SV giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)