Đặc trưng của đào tạotheo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Hiện nay, việc đào tạo theo HTTC đang trở thành xu thế tất yếu mà các trường ĐH phải hướng tới và triển khai rộng rãi. Với xu thế chung đó, đào tạo theo HTTC ngày càng được thực hiện rộng rãi ở các trường ĐH trong cả nước.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 cán bộ QL, GV, Nhà trường với câu hỏi: Nhà trường có nên đổi mới hình thức đào tạo theo HTTC?.

Kết quả cụ thể thể hiện trên bảng sau:

Bảng 1.1: Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết đổi mới hình thức đào tạo theo HTTC ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh Mức độ đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 72 72% Cần thiết 19 19% Không cần thiết 7 7% Ý kiến khác 2 2%

Như vậy có đến 91% (72% + 19%) ý kiến cần thiết phải đổi mới. Điều đó cho thấy, đa phần cán bộ, GV Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng cần đổi mới. Vì đổi mới thì Nhà trường mới phát triển và tồn tại. Đổi mới hình thức đào tạo thì mới đào tạo được nguồn nhân lực mới theo yêu cầu của xã hội và hội nhập. TC học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm: thời gian lên lớp, thời gian ở phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…

Đào tạo theo HTTC không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Mỗi năm học có thể tổ chức đào tạo từ hai đến ba học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích luỹ kiến thức của SV, SV tích luỹ đủ số TC quy định cho mỗi ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp ĐH và được ra trường.

Đào tạo theo HTTC có những đặc điểm sau:

+ SV phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (đơn vị: TC) + Kiến thức cấu trúc thành các mô đun (học phần)

+ Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học của người học theo khối lượng TC tích luỹ

+ Dạy học lấy SV làm trung tâm

+ Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần), 3 học kỳ (15 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần)

+ Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần + Có hệ thống CVHT

+ Có thể tuyển sinh theo học kỳ

+ Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình ĐH và Cao đẳng

Với một số đặc điểm cơ bản đó, chúng ta có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của đào tạo theo HTTC:

- Tôn chỉ, tiêu chí:

+ Người học là trung tâm của quá trình đào tạo. SV phải chủ động tham gia vào môi trường công tác dạy - học. SV phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành: kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

+ SV có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian, tự đăng ký lịch học và số môn học theo học kỳ chứ không giống như niên chế, chương trình, thời gian, nội dung học thường được ấn định sẵn, SV thường bị động.

+ Tự học là thành phần hợp pháp trong cơ cấu giờ học của SV - Chương trình học: mềm dẻo, linh hoạt

+ Nếu học theo niên chế, chương trình học tổ chức theo năm học, mỗi năm có 2 học kỳ và SV phải hoàn thành nội dung học đã được ấn định theo năm học nhưng với TC, chương trình học tổ chức theo học kỳ, mỗi năm học có thể 2 - 3 học kỳ, chương trình được thiết kế theo cấu trúc modun, thành những học phần, lịch trình thực hiện chính xác; SV tích luỹ kiến thức theo học phần, tích luỹ số TC theo học kỳ.

+ Việc công nhận năm học của SV là theo số TC tích luỹ, một TC tương đương 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm; mỗi một học kỳ SV phải tích luỹ tương đương 15 TC. Chương trình ĐH thực hiện trong 4 năm tương đương 120 TC, chương trình Cao đẳng tương đương 90 TC. Đồng thời kết quả học tập được đánh giá theo học kỳ và theo số TC được tích luỹ.

- Phương pháp học tập

+ SV phải chủ động nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như: quyển niên giám, sổ tay SV, nắm vững chương trình đào tạo, các

học phần phải học trước, các học phần song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

+ SV tham khảo kỹ các buổi hướng dẫn về quy định, quy chế, cách thức bố trí các môn học cũng như cần thường xuyên gặp gỡ CVHT.

+ Tổ chức lớp học bị phá vỡ nên SV hoàn toàn chủ động trong cách học cũng như thời gian học, tự chọn chương trình học theo khối kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Có thể hoàn thành chương trình bằng cách tích lũy TC để được cấp bằng tùy theo khả năng và nguồn lực. Có thể tự chọn các môn học theo khuynh hướng nhà tuyển dụng…

+ Mỗi SV đều có thời khóa biểu riêng và không tuân theo một quy luật nào nên sự chủ động là yếu tố tiên quyết đối với SV tham gia học theo HTTC.

Qua một số đặc trưng cơ bản của HTTC, chúng tôi nhận thấy rằng: Bản chất của đào tạo theo HTTC là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục ĐH cho số đông. Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo HTTC là “giáo dục về người học” và “giáo dục ĐH đại chúng”. Các triết lý này được vận dụng nhuần nhuyễn trong nền giáo dục ĐH của Hoa Kỳ, nơi sinh ra hệ thống đào tạo theo HTTC và các đặc điểm quan trọng của đào tạo theo HTTC sẽ quy định phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập.

Do mục tiêu cá thể hóa việc học tập, đào tạo theo HTTC có đặc trưng quan trọng nhất là làm cho mỗi người học phải sử dụng, khai thác, phát huy được tính chủ động tự học của mình và việc tự học như thế đồng thời giúp người học biết cách học để tự học, tự hoàn thiện kiến thức. Đào tạo theo HTTC thực chất là cá nhân hóa quy trình đào tạo, trao quyền chủ động cho SV, tạo cơ hội cho SV tự xây dựng kế hoạch học tập và tự quyết định về tiến độ học tập của mình

Quan niệm nền tảng của đào tạo theo HTTC là sự tích luỹ kiến thức, quá trình học là quá trình kiến thức được cóp nhặt dần dần, tích lũy đến đâu được ghi nhận đến đấy. Vì vậy, để phát huy hiệu quả tích luỹ TC một cách

phù hợp với năng lực và nhu cầu cá nhân, mô hình đào tạo theo HTTC, ngoài nỗ lực từ phía nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống và quy trình QL thì bản thân mỗi SV cũng cần có sự chủ động trong quá trình học tập, “tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập riêng, phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình và sở thích cá nhân” [32; tr. 87].

Như vậy, rõ ràng, đào tạo theo TC có nhiều nét khác biệt rõ rệt so với đào tạo theo niên chế. Sự thay đổi về phương thức đào tạo kéo theo sự thay đổi của cả một quá trình, buộc các thành tố khác trong hệ thống cũng phải thay đổi để cùng phát triển. Công tác QL SV cũng không nằm ngoài quy luật thay đổi ấy.

1.3.2. Ảnh hưởng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ đến công tác quản lý sinh viên ở các trường Đại học quản lý sinh viên ở các trường Đại học

HTTC được xây dựng nhằm tạo ra mối quan hệ mềm dẻo trong quá trình dạy và học, giữa GV và SV với những yêu cầu: giảng dạy cụ thể về nội dung chương trình đào tạo từ phía nhà trường, GV kết hợp với tính chủ động trong việc tự hoạch định kế hoạch học tập của cá nhân SV nhằm đạt đến mục đích cao nhất là hiệu quả cao trong đào tạo.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 70 cán bộ QL và CVHT trong Nhà trường với câu hỏi: Đổi mới đào tạo theo HTTC công tác QLSV có nhiều phức tạp không?

Kết quả cụ thể thể hiện trên bảng sau:

Bảng 1.2: Ý kiến đánh giá về mức độ phức tạp công tác QLSV Khi đào tạo theo HTTC ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh Mức độ đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) Rất Phức tạp 36 51,4% Phức tạp 18 25,7% Ít phức tạp 10 14,3% Không phức tạp 6 8,6%

Từ bảng trên, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

Có đến 77% (51,5% + 27.7%) ý kiến cho rằng quản lý SV theo HTTC là phức tạp, chỉ có 8,6% là không phức tạp. Vậy khi thay đổi hình thức đào tạo theo HTTC thì kéo theo công tác QLSV cũng có nhiều thay đổi và phức tạp.

Đào tạo theo HTTC linh hoạt cho người học nhưng lại phức tạp cho người QL. Đối với người QL trong lĩnh vực QL SV trong đào tạo theo HTTC hết sức phức tạp bởi nhiều lẽ: Nội dung QL phong phú, sinh động, phương pháp QL đa dạng, hoạt động QL ở nhiều tầm khác nhau. Lực lượng tham gia QL ở diện rộng với mô hình mở, đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của các đơn vị trong nhà trường.

Do đó, khi áp dụng đào tạo theo HTTC vào thực tiễn các trường ĐH còn gặp không ít khó khăn trong công tác QL bởi những giải pháp QL cũ không còn thích hợp. HTTC gần như đã làm thay đổi toàn bộ giải pháp QL SV mà giáo dục theo niên chế áp dụng.

Cụ thể theo chúng tôi HTTC đã tác động tới công tác QL SV như sau: - QL SV theo lớp học: Các lớp học phần thường xuyên ở trạng thái động nên tổ chức các hoạt động giáo dục và ngoại khóa cho SV gặp nhiều khó khăn. Nếu như trong đào tạo theo niên chế thì quá trình thành lập lớp học mang tính ổn định, lớp học tồn tại ngay từ đầu khóa đến khi kết thúc khóa học. SV các lớp học này sẽ phải hoàn thành lượng kiến thức ấn định, bắt buộc trong năm học đó. Chương trình học được phân bổ theo một tỉ lệ nhất định với đơn vị đó là đơn vị học trình. Do đó, công tác QL SV sẽ là QL theo lớp học.

Nhưng với đào tạo theo HTTC thì lớp học được thành lập vào đầu khóa học chỉ mang tính chất tạm thời để SV tham gia vào học tập chính trị đầu khóa, hội họp, đánh giá kết quả rèn luyện. Tính ổn định của các lớp học này sẽ thay đổi khi SV tham gia đăng ký lớp học phần TC và giờ TC. Lúc này các

lớp học thành phần dự kiến ban đầu không còn phù hợp với các lớp học phần đã đăng ký của SV.

Do đó, công tác QL SV trở nên gặp khó khăn nhiều hơn, đòi hỏi Phòng QL SV cùng các phòng ban cần có sự phối hợp chặt chẽ để nắm bắt được hoạt động của SV. Với số lượng lớn SV có nhu cầu trải đều trên tất cả phương diện của công tác hỗ trợ SV có thể dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở vật chất phục vụ trong khi đào tạo theo học phần có thể không bị vấp phải.

- QL SV thông qua CVHT: đối với đào tạo theo niên chế, giáo viên chủ nhiệm là người giữ vị trí quan trọng và trực tiếp trong công tác QLSV. Và nhà trường QLSV của từng khóa, từng lớp học thông qua giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, với đào tạo theo TC, vai trò của giáo viên chủ nhiệm được nâng cao hơn với trách nhiệm to lớn hơn. Đào tạo theo HTTC giáo viên chủ nhiệm được thay đổi là CVHT của SV. Vì thế, các CVHT phải am hiểu quy chế, quy định và quy trình phân bổ các môn học theo TC. Đồng thời, phải linh hoạt hơn trong công tác QL các hoạt động của SV, không thể trông chờ vào những buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng để nắm tình hình như đào tạo theo niên chế.

Tuy nhiên, trên thực tế, các CVHT chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của mình nên công tác QL thông qua CVHT chưa phát huy được tác dụng dẫn đến công tác QL SV theo hệ TC còn bị buông lỏng, nhiều vấn đề của SV không được giải quyết hoặc giải quyết chậm…

- QL SV thông qua chương trình học: chương trình đào tạo theo niên chế được tổ chức theo năm học và một năm học có hai học kỳ. SV của một lớp học cùng chung thời khóa biểu và được quy định cụ thể. Tính gắn kết giữa các thành viên trong lớp học rất chặt chẽ và thuận lợi khi tổ chức các sinh hoạt đoàn, hội SV… Nhưng chương trình đào tạo theo TC được tổ chức theo học kỳ, mỗi năm có thể 2 đến 3 học kỳ, mỗi SV có một thời khóa biểu học riêng phù hợp với nhu cầu và năng lực thực tiễn của người học. Mặt khác hoạt

động tự học của SV với chương trình học tự chọn bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại những nhược điểm: xa rời mục tiêu, lệch chuẩn kiến thức, không tự đánh giá, kiểm soát được tính chuẩn của tài liệu dẫn đến những nhận thức sai lầm…

Do đó, QL SV thông qua chương trình học gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác tổ chức đánh giá chất lượng học tập của SV thường không kịp thời, không thường xuyên.

- QL SV thông qua hoạt động đoàn, hội, hoạt động ngoại khóa: công tác QL SV dựa vào sự tham gia đoàn thể và hoạt động xã hội theo học trình niên chế đem lại những hiệu quả thiết thực, nhưng trong HTTC thì nó tỏ ra ít tác dụng. Bởi sự chủ động về thời gian, SV tham gia nhiều lớp học khác nhau với các đối tượng bạn bè khác nhau nên sự gắn kết dường như rất ít. Đồng thời, do thời gian học tập của các SV không đồng nhất nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa rất khó khăn.

Mặt khác, từ sự chủ động của SV trong việc quyết định giờ học tập và tham gia công tác phong trào, các tổ chức chính trị xã hội SV trong một số hoạt động, số lượng SV có nhu cầu tham gia các phong trào trở nên tăng đột biến trong khi độ đồng nhất trong các thành viên, thời gian tham gia lại thấp làm công tác tổ chức, QL trở nên khó khăn, lỏng lẻo khác hẳn với hình thức tổ chức trước là các tổ chức chính trị xã hội gắn với lớp học. Thực tế đó, đòi hỏi các tổ chức chính trị xã hội phải vận động SV một cách uyển chuyển theo thực tế.

Như vậy, sự chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang HTTC dẫn đến mô hình QL SV theo niên chế không còn phù hợp và nó tác động rất lớn tới công tác QL SV, buộc các nhà QL phải tìm những giải pháp khác để QL SV hiệu quả hơn.

Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi chủ thể làm công tác QL phải có sự chuẩn bị lâu dài về mặt kế hoạch, các chương trình hỗ trợ phải được chuẩn

hóa và quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ, viên chức phải hết sức năng động, nhiệt tình, có năng lực công tác tốt.

Trên đây là một số những ảnh hưởng cơ bản của đào tạo theo HTTC đến công tác QL SV. Điều ấy cho chúng ta thấy, cách thức và giải pháp QL SV trong đào tạo theo niên chế học phần đã không còn phù hợp với công tác QL SV trong hoàn cảnh mới nữa. Việc tìm ra những giải pháp QL SV mới, hiệu quả, phù hợp với đào tạo theo HTTC là một việc tất yếu cần phải làm để góp phần vào sự thành công của đào tạo theo HTTC.

1.4. Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)