Đánh giá chung về thực trạng công tác sinh viên của Trường Đại học sư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Với hình thức đào tạo theo HTTC, công tác SV trong trường phải thay đổi để thích nghi với hình thức giáo dục mới mà ở đó, vai trò chủ động thuộc về chính đối tượng phải QL là SV. Tuy nhiên, sự thích nghi đó là chưa đủ, vì hiện tại, công tác SV trong nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều những bất cập:

Cụ thể:

Đội ngũ QL SV chưa đáp ứng được tình hình mới khi mô hình công tác SV truyền thống không còn phù hợp dẫn đến sự lúng túng, đôi khi QL chồng chéo hoặc chậm trễ, buông lỏng dẫn đến nhiều vấn đề của SV trong nhà trường chưa được giải quyết kịp thời: điểm thi phúc khảo, đánh giá kết quả rèn luyện, học bổng khuyến khích học tập, học hai chương trình, nghỉ học tạm thời…

Đầu mỗi năm học, khi SV đăng ký môn học, lịch học luôn diễn ra tình trạng tắc nghẽn mạng, có nhiều SV phải thức đêm, chờ đợi hàng tiếng để được đăng ký môn học, lớp học, GV. Nếu không nhanh thì sẽ phải học ở lớp không ưng ý, thầy cô không mong muốn, đôi khi không đăng ký đủ số môn học cần thiết cho TC của mình.

Số lớp học không ngừng được mở rộng, trong khi đó, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ CVHT… chưa đáp ứng đủ. Phòng học lại phân tán tại

tại ba cơ sở (An Dương Vương, Lê văn Sỹ, Lạc Long Quân) ở cách xa nhau. Do đó, gây ra không ít khó khăn trong khâu bố trí, QL phòng học, bố trí giảng dạy, phân chia thời khóa biểu cho GV và SV đi lại khó khăn. Việc sắp xếp thời khóa biểu khó khăn dẫn đến trường hợp như trùng lịch dạy, trùng phòng học, đôi khi thời gian học dàn trải tạo nên sự lúng túng cho việc đảm bảo khâu học tập của SV.

Gần như chưa có định hướng kịp thời cho SV trong việc nên học môn gì và lựa chọn các môn như thế nào trong suốt quá trình học cho hợp lý dẫn đến tình trạng SV đăng ký môn học chồng chéo hoặc quá nhiều, có khi học thừa với chuyên ngành của mình. Trong khi đó, số lượng CVHT của mỗi khoa còn ít, trong khi đó CVHT lại chưa ý thức hết vai trò quan trọng của mình.

Việc đóng học phí, lệ phí của SV theo HTTC còn nhiều bất cập như thiếu cán bộ thu tiền, máy tính không đảm bảo, thiếu sự đồng nhất giữa việc thu tiền qua tài khoản hay nộp trực tiếp qua Trường, điều đó gây nên sự lộn xộn, chen chúc của SV trong quá trình đóng, nộp tiền cho Phòng Kế hoạch- Tài chính.

Số lượng SV theo học tăng cao dẫn đến việc bố trí chỗ ở cho SV gặp nhiều khó khăn. Việc không đáp ứng được chỗ ở nội trú cho SV dẫn đến tình trạng SV phải đi thuê trọ ở ngoài, cách xa trường học và môi trường không đảm bảo dẫn đến SV không an tâm học tập, nhà trường khó kiểm soát được tình hình SV. Đặc biệt, trường nằm ở trung tâm TP, chịu nhiều tác động của yếu tố xã hội nên trong nhiều năm qua, mặc dù đã có sự cố gắng phối hợp với chính quyền trên địa bàn nhưng vẫn không tránh khỏi một số trường hợp liên quan đến SV trong Trường, gây ảnh hưởng không tốt tới công tác SV của Nhà trường.

Sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương còn lỏng lẻo dẫn đến công tác SV ngoài giờ lên lớp của nhà trường gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, mặc dù học sư phạm nhưng còn một số SV vẫn sa vào tệ nạn cờ bạc, rượu chè,… mà Nhà trường không kiểm soát hết được.

Như vậy, công tác SV theo HTTC trong Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã có những thay đổi đáng kể để thích nghi với phương thức đào tạo mới. Tuy nhiên trong công tác này vẫn tồn tại nhiều những khó khăn cần phải được khắc phục thông qua những giải pháp cụ thể.

2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)