Hiệu quả và hiệu quả công tác quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Về khái niệm “hiệu quả”, mặc dù còn nhiều tranh luận, song theo cách hiểu thông thường, đó là “mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra”. Nói đến mục tiêu, người ta luôn đề cập đến các chỉ số cụ thể về số lượng, thời gian và nguồn lực.

Các chỉ số về hiệu quả thường có các đặc trưng đó là tính toán dựa trên cơ sở các chỉ số về số lượng; thiên về các giá trị đầu ra. Khi xét hiệu quả, người ta phân biệt hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài. Nếu như ưu điểm của việc sử dụng khái niệm hiệu quả để đánh giá hoạt động của nhà trường là sự đơn giản, tiện dụng và dễ tính toán thì nhược điểm chủ yếu thường có xu hướng quá tập trung vào mục tiêu của các nhà QL hơn là tập trung vào mục tiêu của giáo viên, học sinh, phụ huynh và các đối tượng liên quan khác.

Khái niệm hiệu quả của nhà trường hiện nay đang chịu nhiều thách thức mới. Ví dụ: Thành tích học tập dù được đo đạc như thế nào thì cũng không thể phản ánh đầy đủ các nỗ lực của nhà trường dành cho quá trình giáo dục học sinh; ảnh hưởng của các nỗ lực này sẽ tiếp tục dần được bộc lộ ở các học sinh trong suốt cuộc đời sau khi rời khỏi nhà trường; Dùng thành tích học

tập của học sinh để đánh giá tác động của giáo dục trong một nhà trường là không đầy đủ và khập khiễng.

“Hiệu quả công tác QL SV được đánh giá không chỉ thông qua các chỉ số về đầu ra mà nó còn quan tâm đến các chỉ số đầu vào và các chỉ số về một quá trình. Hiệu quả này đòi hỏi tổ hợp các kỹ năng QL hiện đại như lập kế hoạch chiến lược, xây dựng nhóm, QL thay đổi, khảo sát, phân tích thống kê” [9; tr. 117]. Hiệu quả công tác QL SV hay còn gọi là chất lượng QL SV của nhà trường không chỉ thông qua các chỉ số về đầu ra mà nó còn quan tâm đến các chỉ số đầu vào và các chỉ số về quá trình. Một trong những cách tiếp cận chất lượng được nhiều trường ĐH áp dụng hiện nay là tiếp cận QL chất lượng toàn diện.

Như vậy, hiệu quả của công tác HSSV là một quá trình tổ chức giáo dục và tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau đã được ngành giáo dục, đào tạo quy định trong hệ thống các quy chế và chính sách, được nhà trường đúc kết qua nhiều thời kỳ và tổ chức thực hiện có hệ thống và hết sức đa dạng, sáng tạo.

1.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)