Tổ chức các mô hình quản lý sinh viên phù hợp với đào tạotheo HTTC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 90)

theo HTTC ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Phương thức đào tạo theo HTTC thay thế cho đào tạo theo niên chế học phần đã kéo theo sự thay đổi của tất cả hệ thống giáo dục trong nhà trường. Trong số đó có công tác QL HSSV. Những quy định, mô hình QL SV cũ

không còn phù hợp nữa bởi hoạt động, thời gian biểu của SV đã thay đổi một cách đáng kể. Nếu vẫn tiếp tục áp dụng các mô hình QL SV cũ thì việc áp dụng học theo TC thì không có gì là đổi mới. Chính vì vậy, giải pháp hướng đến tổ chức các mô hình QL SV mới để tạo nên sự đồng bộ với tất cả các khâu trong cùng hệ thống QL giáo dục trong Nhà trường. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác QL SV trên cơ sở bám sát, phù hợp với thực tiễn đào tạo theo HTTC.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Căn cứ trên những hoạt động đặc trưng của SV, sự khác biệt của đào tạo theo TC so với đào tạo theo niên chế, chúng tôi đề xuất một số mô hình tập trung QL SV trong các hoạt động lớn như:

- Mô hình QL SV trong hoạt động tự học: Tự học là một hoạt động căn bản bắt buộc của SV trong đào tạo theo HTTC, thậm chí nó còn quan trọng hơn cả hoạt động trên lớp. Chính vì vậy, nếu có mô hình QL hoạt động này hiệu quả thì sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, QL việc tự học của SV không phải là một điều đơn giản, xuất phát từ tính tương đối “tự do” của hoạt động này. Chính vì thế, Nhà trường cần phải có mô hình QL SV trong hoạt động tự học một cách khoa học, chặt chẽ nhưng vẫn phát huy được vai trò chủ động, tích cực của các em.

- Mô hình QL SV trong hoạt động xã hội: Thực tế cho thấy không nhiều SV tích cực, tự giác, chủ động trong việc tham gia các hoạt động xã hội nếu không có sự điều động của Nhà trường. Do vậy, để phát huy tính tích cực của SV, mô hình này yêu cầu học sinh tích luỹ đủ yêu cầu tham gia các hoạt động xã hội trước khi tốt nghiệp.

- Mô hình QL SV ngoại trú: Mô hình này tổ chức trên cơ sở các tổ tự quản, biến SV từ đối tượng QL thành chủ thể QL, tự lên kế hoạch, tổ chức, giám sát các hoạt động của mình nơi cư trú theo đúng quy định của địa phương và Nhà trường.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành giải pháp

* Mô hình QL SV trong hoạt động tự học

- Để tổ chức mô hình tự học cho SV thành công, trước hết, Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền cho SV thấy được vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, từ đó kích thích SV vào các hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần giúp SV hình dung được các nội dung mình cần chuẩn bị để có hoạt động tự học đạt hiệu quả như: Thay đổi nhận thức, thói quen và phương pháp học tập để thích ứng với hình thức đào tạo mới, chuyển từ việc học tập thụ động sang học tập kiến tạo; phải lập kế hoạch cho việc tự học, tự nghiên cứu của mình; phải rèn luyện được sự tập trung tư tưởng cao độ khi học tập, nghiên cứu, không chịu sự tác động của các yếu tố gây nhiễu xung quanh.

- Bên cạnh đó, Nhà trường cần tạo cho SV môi trường học tập, sinh hoạt văn minh, lành mạnh.

- Cần tăng cường tổ chức các mô hình học tập theo nhóm:

Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của SV. Các SV giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. SV được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác.

Học nhóm có các tác dụng sau: Xây dựng tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể và ý thức công đồng; cân bằng tâm lý, khả năng hòa nhập, kỹ năng giao tiếp; nâng cao thành tích học tập của các thành viên trong nhóm.

Thành lập nhóm SV tự học được dựa trên các yếu tố cơ bản sau: Cùng mục đích; sự đồng thuận; chia sẻ thông tin; tôn trọng và trợ giúp.

GV QL hoạt động tự học của nhóm SV thông qua nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: Trả lời câu hỏi, thực hiện bài tập, kiểm tra bài cũ, viết báo cáo trước khi tiến hành bài mới, viết thu hoạch sau khi học trên lớp, giao bài tập về nhà, Ximêna theo từng đơn vị kiến thức, trình bày thuyết trình, trắc

nghiệm, tự luận… theo định kỳ hay đột xuất. Tăng cường cho SV làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận.

- Tổ chức các mô hình sinh hoạt học thuật trong SV theo chuyên ngành hoặc theo các chủ đề.

Việc tổ chức các sinh hoạt, câu lạc bộ học thuật do các khoa, các tổ bộ môn tiến hành. Trước khi tổ chức, đơn vị tổ chức cần thông báo rộng rãi qua các phương triện thông tin về mục đích, nội dung, hình thức, thể lệ, yêu cầu cũng như quyền và lợi ích của người tham gia. Các sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ học thuật có thể tổ chức theo các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước; các câu lạc bộ thường kỳ tổ chức theo chuyên môn của các khoa như CLB bóng đá, CLB bóng chuyền, CLB bóng bàn (Khoa Giáo dục Thể chất), CLB báo cáo viên (Khoa GD Chính trị), CLB tiếng Anh, CLB tiếng Việt (Khoa Ngoại ngữ), CLB Văn học dân gian (Khoa Ngữ văn)…

* Mô hình QL SV trong hoạt động xã hội

Thông thường các hoạt động xã hội phần lớn do bản thân SV tự nguyện tham gia chứ không mang tính bắt buộc. SV vừa tham gia theo ý thích cá nhân cũng là tham gia theo phong trào chung do đơn vị của mình tổ chức. Tuy vậy, do ý nghĩa tốt đẹp và hiệu ứng tích cực, có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và củng cố ý thức, trách nhiệm của từng SV khi hòa nhập với cộng đồng, tiến đến mục đích giáo dục toàn diện cho lực lượng trí thức trẻ trong thời đại mới, chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp xây dựng chương trình hoạt động xã hội cho SV.

Mô hình này được triển khai cụ thể như sau:

- Đầu khóa học SV sẽ nhận “Giấy xác nhận tham gia công tác xã hội của SV” do phòng Công tác Chính trị và HS SV cấp. SV có thể tham gia bất kỳ hoạt động xã hội nào tùy theo ý thích và khả năng tham gia của mình.

- Các hoạt động xã hội trong trường phải do phòng Công tác Chính trị và HS SV, Đoàn Thanh niên, Hội SV tổ chức hoặc các câu lạc bộ của Hội

SVVN; các hoạt động xã hội ngoài trường phải là do các đoàn thể, tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp, được chính quyền địa phương cấp phép.

- SV có thể tự tham gia hoặc thành lập nhóm công tác xã hội để cùng tham gia tuỳ theo khả năng. Thời gian tham gia hoàn toàn do SV chủ động.

- Sau khi tham gia một hoạt động xã hội, SV trình giấy xác nhận của Phòng Công tác Chính trị và HSSV đề nghị đơn vị tổ chức xác nhận. Phòng Công tác Chính trị và HSSV sẽ phối hợp chặt chẽ với phòng Đào tạo Nhà trường trong việc cấp bằng tốt nghiệp ra trường cho SV. Khi đến nhận bằng tốt nghiệp, SV phải trình giấy xác nhận đã được phòng Công tác Chính trị và HSSV chứng thực cho phòng Đào tạo bằng mới được cấp phát.

* Mô hình QL SV trong hoạt động ngoại trú:

Trong hoạt động ngoại trú, Nhà trường cần tạo cho SV tính chủ động, độc lập, ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với bản thân mình. Trên cơ sở đó, xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng mô hình hoạt động của Tổ tự quản ra các khu phố có SV tạm trú.

Tổ tự quản được xây dựng trên cơ sở tập hợp các SV có cùng địa bàn tạm trú, mỗi tổ khoảng 50 đến 80 SV nhằm tổ chức các hoạt động tự quản ở khu phố. Mỗi tổ tự quản có một SV làm tổ trưởng, hai đến năm SV làm tổ phó (tuỳ vào số lượng SV trong tổ). Tổ tự quản hoạt động trên các nội dung sau:

- Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, gặp gỡ nhau để cùng trao đổi, động viên, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tổ chức thực hiện thống nhất mọi phong trào SV tại khu phố.

- Phối hợp với ban điều hành khu phố, cảnh sát khu vực, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh, bảo vệ sự bình yên cho khu phố.

- Huy động toàn thể SV tham gia các hoạt động của khu phố như: Hoạt động văn nghệ, thể thao, phát động các phong trào tự học, tổ chức vệ sinh, quang khu phố, xây dựng môi trường ngoại trú văn hóa…

Tổ tự quản là hình thức tổ chức của SV, nhưng phải đặt dước sự giám sát, chỉ đạo và điều hành của khu phố. Hàng tháng, dưới sự chủ trì của ban điều hành khu phố, các tổ tự quản tiến hành họp để sơ kết việc thực hiện các nội dung trong tháng, triển khai các hoạt động mới.

Trên đây chỉ là ba mô hình trong số rất nhiều những mô hình mà chúng ta có thể áp dụng để QL các hoạt động của SV sao cho phù hợp với đặc trưng đào tạo theo HTTC. Cốt lõi của các mô hình QL SV trong đào tạo theo HTTC chính là dựa trên tinh thần tự giác, tích cực, chủ động của SV để biến SV từ đối tượng bị QL sang chủ thể QL.

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)