theo hệ thống tín chỉ ở Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Công tác QL càng phức tạp bao nhiêu thì càng cần có một quy trình, quy định cụ thể bấy nhiêu. Hoàn thiện quy trình, quy định QL SV đóng vai trò quan trọng trong việc QL đào tạo theo HTTC. Có quy trình, quy định rõ ràng giúp cho các hoạt động QL khoa học và có hệ thống, nâng cao chất lượng học tập của SV.
Cụ thể, giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
+ Đảm bảo hệ thống QL SV phù hợp với hệ thống QL đào tạo, đáp ứng yêu cầu theo HTTC, hợp lý và khả thi trong bối cảnh Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện trong quá trình chuyển đổi quy trình đào tạo theo HTTC.
+ Quy chế, quy trình QL phải được nhà QL thấm nhuần và tuân thủ thực hiện và thực hiện uyển chuyển, linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể .
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Xây dựng và hoàn thiện quy định, quy trình QL SV bao gồm hai nội dung: Xây dựng bổ sung quy trình, quy định mới cho phù hợp với điều kiện mới. Đồng thời, hoàn thiện các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của HTTC trong công tác SV.
+ Điều chỉnh, bổ sung quy chế, quy định SV trong đào tạo theo HTTC gồm các nội dung điều khoản đã có sao cho phù hợp. Cho đến nay, Bộ GD & ĐT chưa ban hành quy chế HSSV áp dụng cho đào tạo theo HTTC. Theo đó,
trường nên chủ động ban hành các quy định và hướng dẫn công tác HSSV và cụ thể hóa hướng dẫn đối với công tác SV trong đào tạo theo HTTC.
+ Xây dựng mới các nội dung liên quan đến công tác QL SV đối với các nội dung còn thiếu. Khi chuyển sang đào tạo theo HTTC, trường cần cụ thể hóa các văn bản pháp quy trong điều kiện cụ thể của mình để phù hợp với những đặc thù riêng tùy theo tính chất ngành nghề, cơ cấu đội ngũ cán bộ của trường hoặc đặc điểm địa phương.
Do vậy, Trường cần tuân thủ vào các quy chế chung của Bộ GD & ĐT, đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tiễn của trường sư phạm để đưa ra các quy định nội bộ về QL SV theo HTTC tại trường.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo GD & ĐT, Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo với mục đích tạo cho SV một sự lựa chọn thông thoáng, rộng mở, đa dạng đáp ứng ngày càng cao tính chủ động và tự giác cao của SV khi lựa chọn chương trình đào tạo theo HTTC nhưng phải đảm bảo quy chế đăng ký khối lượng học tập theo quy chế đào tạo theo HTTC của Bộ GD & ĐT ban hành.
- Thành lập Ban Nghiên cứu về các quy chế, quy định của Bộ GD & ĐT cũng như nghiên cứu tình hình thực tiễn của ngành giáo dục, của nhà trường, của SV để đưa ra những quy định, quy trình phù hợp và sát với thực tiễn nhất. Đứng đầu ban này là Hiệu trưởng, Hiệu phó, lãnh đạo các Phòng, Ban, Khoa và CVHT tiêu biểu.
+ Phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm lý cho cán bộ QL để cùng nhau tháo gỡ những trở ngại sẽ phát sinh khi mà thói quen cũ còn đó, cái mới thì hãy còn đang định hình và không dễ gì được chấp nhận ngay.
+ Phải có lực lượng cán bộ QL đủ cần thiết để đảm bảo các học phần được tổ chức giảng dạy liên tục trong tất cả các học kỳ. Đồng thời, lực lượng cán bộ QL vừa có nhiệt tình, vừa phải có tấm lòng trong vai trò CVHT để
chẳng những hướng dẫn SV lựa chọn kế hoạch và tiến độ học tập, mà còn giúp SV định hướng cũng như chuyển đổi nghề nghiệp trên cơ sở thấu hiểu năng lực sở trường và điều kiện cũng như hoàn cảnh của họ.
- Tiến hành xây dựng quy định, quy trình cụ thể và hoàn thiện bao gồm việc đưa ra các cơ chế chính sách đến đề xuất các giải pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá chính xác nhất công tác SV.
+ Xây dựng quy định, quy trình đào tạo dựa trên quy chế của Bộ GD & ĐT để làm cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình đào tạo, được phổ biến thấu đáo và công khai đến GV và SV.
+ Xây dựng chương trình đào tạo ổn định và được công khai hoá toàn diện từ nội dung cho đến lịch trình giảng dạy, từ các điều kiện tiên quyết của từng học phần, cho đến lịch học, lịch thi. Phải có lịch rất cụ thể và chi tiết của các hoạt động đào tạo (bao gồm số lớp môn học sẽ tổ chức trong học kỳ, giảng đường, buổi học và thầy dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và lịch thi kết thúc học phần…), các chính sách, vấn đề học phí, lệ phí… và phải công khai để toàn thể SV được biết.
- Hoàn thiện các quy định về chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng, ban, khoa đào tạo về công tác SV sao cho phù hợp với đào tạo theo HTTC đồng thời phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban.
+ Phòng Công tác Chính trị và HSSV cần linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho SV tham gia nghiên cứu khoa học, các kỳ thi và các hoạt động khuyến khích SV học tập. Các hoạt động này cần đa dạng, phong phú giúp cho SV có nhiều sự lựa chọn để phát huy khả năng cá nhân. Thời gian dành cho sinh hoạt này cần chia thành nhiều buổi, nhiều đợt để SV có điều kiện tham gia.
+ Phòng Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với khoa đào tạo để tổ chức theo dõi đánh giá thường xuyên ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối kỳ hoặc cuối năm học. Do HTTC yêu cầu SV được đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và do SV sẽ học phân tán ở các lớp học phần, vì vậy, công tác CVHT cần phải đổi mới để có thể theo dõi đánh giá ý thức, tinh thần thái độ của SV quá trình học tập và rèn luyện. CVHT cần xem hoạt động tự đánh giá của SV như là một kênh đánh giá.
+ Phòng Quản trị Thiết bị: Phục vụ cơ sở vật chất: Giảng đường, trang thiết bị, phòng máy, mạng internet…
+ Phòng Kế hoạch-Tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng các định chế về tài chính phục vụ cho đào tạo TC: đơn giá giờ giảng, chi phí xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
+ Các đơn vị đào tạo: Các Khoa, Trung tâm, Tổ trực thuộc cần hệ thống lại và xây dựng mới chương trình đào tạo; xây dựng kế hoạch học tập trong từng học kỳ, năm học; Xây dựng đề cương môn học theo mẫu cho phù hợp với HTTC; tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng; xây dựng đội ngũ CVHT hỗ trợ SV xây dựng kế hoạch học tập thích hợp.
+ Việc tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội và phong trào : Đoàn Thanh niên và Hội SVVN phải chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng ngay từ đầu năm học và phổ biến đến từng Chi đoàn.
- Sau khi xây dựng và hoàn thiện xong quy định, quy trình, Nhà trường tiến hành công bố Quy chế đào tạo theo HTTC của Bộ và của Trường vào đầu mỗi năm học cho toàn bộ cán bộ QL, GV, SV nắm rõ và thấm nhuần. Khi có những thay đổi hay điều chỉnh trong quy chế, quy định cần được sửa đổi kịp thời và công bố công khai trên trang thông tin chính thức của Nhà trường.
- Không ngừng nâng cao phương thức QL: Đổi mới và áp dụng tin học hoá trong QL SV.
Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong Trường, tiết kiệm thời gian, đạt tính chính xác cao, nhà QL phải áp dụng và đồng bộ hóa tất cả các khâu theo một chu trình và được thực hiện bằng tin học hóa. Từ các công việc: Đăng ký học, QL học phí , QL điểm và xử lý kết quả học tập đến QL hồ sơ SV đều được thực hiện và thông báo công khai trên diễn đàn của Nhà trường.
Đầu mỗi năm học, Trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tuỳ theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng SV phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng Đào tạo của Trường. Tất cả những thông tin này đều phải được cập nhật và công bố rộng rãi trên trang thông tin chính thức của Nhà trường.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để giải pháp tiến hành hiệu quả, trước khi đề xuất quy trình QL SV, Trường cần phải nhóm họp, lấy ý kiến từng bộ phận liên quan để đưa ra quy trình phù hợp, thống nhất với mọi đối tượng.
Bên cạnh đó, quy trình cần thống nhất với những quy định chung của Bộ GD & ĐT về công tác QL SV. Mọi đối tượng liên quan phải có ý thức nghiêm túc tuân thủ quy trình và phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong quá trình triển khai các quy định thì mới đem lại hiệu quả QL SV cao nhất.